Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
“Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?” là vấn để được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa mới mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và từng nhóm thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn thời điểm dùng thuốc phù hợp.
Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?
Sử dụng thuốc đau dạ dày đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp người bệnh đạt được kết quả điều trị nhanh chóng, khắc phục các triệu chứng hiệu quả, đồng thời hạn chế phát sinh tác dụng phụ.
Việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày có mối quan hệ mật thiết đến hoạt động ăn uống của người bệnh. Do đó, uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Các loại thuốc điều trị đau dạ dày có thể được chỉ định sử dụng trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Tùy theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mà người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc theo từng thời gian cụ thể.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định uống trước bữa ăn và uống sau bữa ăn mà bạn có thể tham khảo:
Nhóm thuốc dạ dày uống trước bữa ăn
Đối với các loại thuốc chữa đau dạ dày thường được sử dụng trước bữa ăn ít nhất từ 30 phút. Cụ thể như:
- Các loại thuốc kháng sinh điều trị trường hợp dương tính với vi khuẩn HP: Thuốc thường được chỉ định sử dụng trước khi ăn, khi bụng rỗng. Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc trong thời điểm này do khi đó lượng axit dạ dày ở mức thấp, các hoạt chất kháng sinh sẽ được giữ lại trong thời gian dài nhằm tiêu trừ các xoắn khuẩn HP. Nhóm kháng sinh bao gồm imidazole, amoxicillin, clarithromycin…
- Các loại thuốc tạo lớp màng bao bọc niêm mạc dạ dày: Tác dụng của nhóm thuốc này giúp trung hòa acid dạ dày, tạo thành các lớp màng bao bọc những vết loét, viêm và toàn bộ niêm mạc dạ dày trước sự bào mòn của dịch vị. Các loại thuốc thường được chỉ định như: Thuốc bismuth, thuốc sucralfate, thuốc misoprostol,…
- Nhóm thuốc giải phóng chậm/ kém bền trong môi trường axit dạ dày như: Kháng sinh ampicillin, kháng sinh erythromycin, các viên bao tan ruột…
Người bệnh cần sử dụng các loại thuốc này trước bữa ăn nhằm bảo quả các hoạt chất của thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, từ đó kiểm soát triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng, rút ngắn quá trình điều trị, hạn chế tác dụng phụ phát sinh.
Nhóm thuốc dạ dày sử dụng sau bữa ăn
Đối với các trường hợp đau dạ dày được chỉ định các loại thuốc uống sau khi ăn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
- Các loại thuốc kháng acid: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là cân bằng nồng độ PH trong dạ dày, giảm hoạt động tăng tiết dạ dày. Nhờ đó bảo vệ niêm mạc của dạ dày trước sự bào mòn của dịch vị hiệu quả. Thuốc kháng acid dạ dày thường được chỉ định sử dụng sau bữa ăn từ 1 – 3 giờ.
- Thuốc giúp tăng khả năng hấp thụ nhờ vào thức ăn được sử dụng sau bữa ăn như viên nén digoxin, các loại vitamin,…
- Nhóm thuốc kháng histamin H1 giúp hấp thụ nhanh nếu sử dụng khi đói có thể phát sinh một số tác dụng không mong muốn, do đó người bệnh cần lưu ý chỉ uống sau khi ăn.
- Đối với các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày gây ra cũng được dùng sau bữa ăn.
Trường hợp gặp phải các vấn đề về dạ dày chỉ sử dụng nhóm thuốc này sau khi đã dung nạp lượng thức ăn vừa đủ, nhằm hạn chế phát sinh rủi ro khiến mức độ tổn thương dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số lưu ý khi uống thuốc dạ dày
Căn cứ vào mức độ các triệu chứng bệnh, thể trạng và khả năng đáp ứng điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc dạ dày phù hợp, giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
- Đối với các trường bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng kháng acid dạ dày, làm giảm cơn đau như: Thuốc Stomafar, Maalox,…
- Các trường hợp đau dạ dày có biểu hiện nặng nề hơn thường được kiểm soát bằng các loại thuốc ức chế hoạt động tiết acid dạ dày như: Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol,…), thuốc kháng thụ thể H2 (Cimetidin, Famotidin, Ranitidin)
- Đối với các trường hợp đau dạ dày khởi phát do viêm loét, liệu trình điều trị thường kéo dài từ 1 – 2 tháng còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương dạ dày của từng người bệnh.
- Đối tượng bị đau dạ dày dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ được điều trị theo phác đồ riêng biệt. Bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp với các nhóm thuốc kháng sinh như metronidazol, amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin,… Thông thường phác đồ tiêu trừ vi khuẩn HP kết hợp 3 loại thuốc, trong đó có 2 loại kháng sinh.
- Những người bị đau dạ dày mãn tính nên hạn chế sử dụng thuốc Tây vì điều trị trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc Đông y.
Để được kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và thời gian uống thuốc thì bạn cũng nên kết hợp thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Người bệnh nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh sử, những loại thuốc đã sử dụng điều trị nhằm giúp bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị cũng như cân nhắc liều lượng để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu phát sinh các phản ứng thuốc, bạn nên ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.
Dưới đây là một số vấn đề người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc dạ dày:
- Tránh sử dụng thuốc dạ dày cùng với nước và cùng lúc, bởi hợp chất tanin trong nước chè sẽ phản ứng với thuốc gây phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tốt nhất, bạn nên sử dụng nước lọc để uống thuốc nhằm đảm bảo hiệu quả của các hoạt chất trong thuốc.
- Trong quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, người bệnh tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn. Bởi các thành phần này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, gây bất lợi trong quá trình hấp thu thuốc.
- Tránh uống thuốc dạ dày cùng với sữa tươi, do lượng canxi trong sữa sẽ làm giảm tác dụng của nhóm kháng sinh, quá trình điều trị sẽ gặp khó khăn. Thời điểm tốt nhất uống sữa tươi là sau khi uống thuốc dạ dày khoảng 4 giờ.
- Trong thời gian uống thuốc dạ dày, người bệnh cần tránh dung nạp một số thực phẩm như chuối, lê tàu, tôm, nước cam,… Những nhóm thực phẩm này có thể gây kích ứng ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Người bệnh chú ý ghi nhớ thời gian uống thuốc, tránh trường hợp bỏ liều và uống bù lần kế tiếp cùng thời điểm. Điều này khiến lượng thuốc tăng lên dẫn đến nồng độ thuốc trong máu tăng cao, cũng như dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Tuyệt đối tuân thủ, nghiêm túc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhất là với các trường hợp dương tính với vi khuẩn HP, bởi nguy cơ khuẩn Helicobacter pylori kháng thuốc rất cao . Việc dùng thuốc không đúng liều lượng, thời gian uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có thể gây hại dạ dày.
- Quá trình điều trị các bệnh lý dạ dày đòi hỏi người bệnh cần kiêng trì, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập hợp lý nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Thông tin bài viết trên đây đã giải đáp vấn đề “Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?”. Thời điểm sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị để phục hồi bệnh tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!