Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là do đâu? Nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là tình trạng phổ biến gặp ở khá nhiều bé khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nếu liên quan đến các nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu liên quan đến các bệnh lý. Tham khảo ngay cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh gặp tình trạng này hiệu quả nhất ngay trong bài viết sau.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt khá phổ biến, xảy ra chủ yếu do hàm lượng bilirubin trong máu quá cao

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là do đâu?

Trên thực tế, tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt khá phổ biến và hầu hết đều không quá nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do cơ thể bé tích tụ hàm lượng bilirubin trong máu quá cao làm thay đổi sắc tố da và niêm mạc mắt thành màu vàng.

Thường nếu do các nguyên nhân sinh lý như trên, trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần đến việc điều trị. Nhưng đôi khi vàng da vàng mắt lại có thể là dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm cần phải nhanh chóng điều trị. Biết được nguyên nhân và các triệu chứng bất thường này sẽ giúp phụ huynh có hướng điều trị nhanh chóng phù hợp hơn.

Nguyên nhân sinh lý

Hầu hết trẻ bị vàng da vàng mắt sau sinh đều có liên quan chủ yếu đến các yếu tố sinh lý. Tình trạng này có thể xuất hiện trong 1-2 ngày đầu sau khi sinh và biến mất sau khoảng 2 tuần sau đó. Theo đó nguyên nhân sinh lý khiến cho trẻ bị vàng da chính là do lượng bilirubin trong máu vượt quá mức cần thiết.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Chỉ số bilirubin trong máu trẻ cao hơn mức bình thường có thể là tác nhân chính gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ sẽ cần khoảng 12mg% bilirubin trong máu với trẻ sinh đủ tháng và không quá 15 mg% với trẻ sinh non. Khi bé được sinh ra, hồng cầu thai nhi sẽ được vỡ ra để các hồng cầu trưởng thành thay thế vào. Tuy nhiên do ở một số trẻ sơ sinh, các cơ quan nội tạng như gan còn chưa thực sự hoàn thiện nên không thể đảm nhiệm hoàn thành vai trò loại bỏ hết các bilirubin ra khỏi cơ thể bé.

Các bilirubin dư thừa tích tụ lại vượt quá 17mg% chính là nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Thường thì gan của mẹ trong thời điểm còn mang thai sẽ đảm nhiệm chức năng này, tuy nhiên nếu bé sinh ra thiếu tháng khiến việc đào thải chưa được hoàn tất, bởi thế mà trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Đồng thời phân su và nước tiểu của trẻ sơ sinh cũng trở nên sẫm màu hoặc có màu vàng nhạt hơn bình thường. Còn lại hầu hết không xảy ra các triệu chứng bất thường nào khác. Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt do nguyên nhân này sẽ được chỉ định chăm sóc tại nhà và sẽ trở lại bình thường sau đó 2- 3 tuần, khi chức năng gan đã ổn định là đảm nhiệm được nhiệm vụ của mình.

Với những trẻ sinh non nếu bị vàng da có thể xuất hiện các triệu chứng chậm hơn, thường là từ ngày thứ 5- 7 sau khi sinh nhưng có thể kéo dài triệu chứng đến hơn 2 tháng. Hầu hết trẻ đều được chỉ định chăm sóc tại nhà vì không quá nguy hiểm nhưng nếu phụ huynh phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được giải quyết kịp thời.

Tuy nhiên cần chú ý rằng, nếu do các nguyên nhân sinh lý, chủ yếu tình trạng nhiễm sắc tố vàng chỉ xuất hiện trên da như tại mặt, cổ, ngực và vùng bụng trên rốn, rất ít khi xâm nhập sâu vàng mắt. Do đó đây cũng có thể là yếu tố để xác định vàng da vàng mắt do sinh lý hay bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp hơn.

Nguyên nhân bệnh lý

Vàng da vàng măt ở trẻ sơ sinh cũng có thể là những dấu hiệu thông báo trẻ đã mắc một số bệnh lý cần phải nhanh chóng điều trị. Hầu hết với cá lý do bệnh lý luôn đi kèm theo những triệu chứng bất thường, do đó phụ huynh hoàn toàn có thể sớm phát hiện và thông báo điều trị kịp thời cho bác sĩ.

Những nguyên nhân bệnh lý có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt bao gồm

Do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con

Mỗi người khi sinh ra đều được thừa hưởng các gens từ cha mẹ, trong đó có cả các nhóm máu. Trong máu của cá thể người đều mang các yếu tố Rh(+) chiếm tới 85% dân số hoặc Rh(-) chỉ có trong 15% dân số còn lại. Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và còn thường xuất hiện khi người mrj thuộc nhóm máu RH (-) nhưng khi sinh con ra lại mang nhóm RH (+).

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Sự bất động giữa các nhóm kháng nguyên RH trong nhóm máu chính là tác nhân chính gây vàng da, vàng mắt cho trẻ ngay khi vừa chào đời

Tình trạng này còn được gọi với cái tên chính xác là bệnh Rhesus hay bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh. Hầu như trong thời kỳ mang thai sẽ không xảy ra vấn đề gì máu mẹ và máu con không hoà lẫn với nhau, tuy nhiên trong trường hợp thai phụ chuyển dạ thì tình trạng này lại có thể xuất hiện. Lúc này cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể chống lại hồng cầu mang RH (+) của trẻ và gây ra một số vấn đề bất thường.

Hầu hết trẻ gặp phải tình trạng này chỉ bị vàng da, phân vàng nhạt và có thể thay đổi niêm mạc mắt thành màu vàng. Tuy nhiên trong trường hợp không phát hiện ra sớm, hàm lượng Bilirubin quá cao rất dễ gây ra các vấn đề về thần kinh. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp các biến chứng như sưng phù toàn thân, suy tim, gan lách cao thậm chí còn có thể tử vong.

Để điều trị tình trạng này trẻ có thể được chỉ định chiếu đèn ánh sáng xanh hoặc trắng với bước sóng 420-480 nm, phân bố đều 55-6 Mw/cm2/nm, nhằm chuyển bilirubin trực tiếp thành dạng đồng phân không độc hoặc loại bỏ hẳn bilirubin ra bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết bé còn có thể bị thay máu nhưng vẫn tồn tại rất nhiều nguy hiểm.

Nếu do nguyên nhân này thì vàng da ở trẻ em tồn tại rất nhiều nguy hiểm và cần phải nhanh chóng điều trị để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Bệnh viêm gan B

Theo thống kê, hiện nay có tới 13% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B, đây cũng chính là con đường chính lây nhiễm sang thai nhi dẫn tới viêm gan B ở trẻ sơ sinh và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Thường nếu mẹ bị nhiễm bệnh này trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ con sinh ra cũng mắc bệnh chỉ khoảng 10%, tuy nhiên nếu mẹ vị viêm gan B trong 3 tháng cuối thì xác suất này lên tới 70%.

Viêm gan B ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện với các triệu chứng vàng da, vàng mắt, bú chậm, nước tiểu vàng, xét nghiệm sẽ thấy chỉ số men gan tăng cao. Nếu không nhanh chóng điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính, tăng nguy cơ bị xơ gan khi trưởng thành thậm chí có thể biến chuyển thành ung thư gan vô cùng nguy hiểm.

Trẻ nếu bị vàng da sau khi sinh nếu được điều trị đúng theo phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định có thể cải thiện bệnh tổng khoảng 6 tháng. Cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện và khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tiến triển cải thiện bệnh.

Các bệnh lý tan máu bẩm sinh ( Thalassemia)

Một số bệnh lý tan máu bẩm sinh cũng có thể là nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh như thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng … Theo đó, bệnh này có liên quan đến sự bất thường của hemoglobin – protein trong hồng cầu đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy cho cơ thể. Khi các hồng cầu bị phá huỷ quá mức sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cũng rất nhiều vấn đề khác như vàng da.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
vàng da vàng mắt còn có thể là dấu hiệu của chứng tan máu bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm

Thalassemia nếu mới chỉ ở mức độ nhẹ thường có triệu chứng mệt mỏi, dàng da, gan lớn. Tuy nhiên thường với thể α-Thalassemia nếu ở cha hay mẹ mắc bệnh trẻ có nguy cơ sinh non và tử vong ngay sau đó. Trong khi đó, Thalassemia thể trung gian là bệnh lý thường gặp nhất với các dấu hiệu vàng da, vàng mắt, lá lách to và cần phải truyền máu nhiều lần.

Bệnh này thường có xu hướng phát bệnh ngay sau khi sinh, nhưng đôi khi cũng có thể phát bệnh muộn hơn ki trẻ được 2 hoặc 6 tuổi tuỳ từng thể Thalassemia. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra rất nhiều các biến chứng như biến dạng xương mặt, mũi tẹt, phát triển chậm, vàng mắt kéo dài và có thể gây ra một số bệnh lý khác về tim mạch.

Do bệnh lý tan máu bẩm sinh này tồn tại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong và ảnh hưởng đến sự phát triển cao nên nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh này cần làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước và trong thời kỳ mang thai để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tốt nhất.

Một số nguyên nhân khác

Một số bệnh lý liên quan cũng là nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm

  • Do nhiễm khuẩn: Khi sinh ra, da hoặc rốn của bé bị nhiễm khuẩn với do phân mẹ. Bé có thể bị vàng da kèm theo các triệu chứng như sốt cao, nước tiểu vàng, nôn mửa tiêu chảy liên tục.
  • Do tắc mật bẩm sinh: Đây là một bệnh lý chưa rõ nguyên nhân có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như gây xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch thậm chí là tử vong. Khi mật bị tắc lại chính là yếu tố gây vàng da, vàng mắt. Trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường đi phân màu xanh, nước tiểu vàng, gan to, bụng chương to cần phải đi điều trị nhanh chóng.

Vàng do do các yếu tố sữa mẹ

Một số yếu tố liên quan đến các vấn đề sữa mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây vàng da mà phụ huynh không hề hay biết. Thường nếu do các nguyên nhân này sẽ không quá nguy hiểm và có thể cải thiện nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Sữa mẹ không dduur hay sữa kém chất lượng cũng có thể làm các yếu tố làm kích hoạt tình trạng vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân gây vàng da có thể liên quan đến sữa mẹ bao gồm

  • Do bú mẹ thất bại: Trẻ trong tuần đầu vẫn đang trong giai đoạn thích nghi dần với việc bú mẹ nên có xu hướng bú thất thường gây thiếu dinh dưỡng, thiếu nước dẫn tới tình trạng vàng da. ngoài ra lượng sữa mẹ tiết ra không đủ với nhu cầu của bé cũng là yếu tố khởi phát nguy cơ vàng da cao hơn.
  • Cho chất lượng nguồn sữa mẹ: Nếu sau quá trình sinh nở mẹ ăn một số thực phẩm không tốt có thể làm cản trở nhiệm vụ hấp thụ và chuyển hóa bilirubin khiến chất này không được loại bỏ hết. Thay vào đó, bilirubin được tái hấp thụ vào máu làm chỉ số này tăng cao faf gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?

Như đã nói, nếu nguyên nhân dẫn đến vàng da vàng mắt ở trẻ có liên quan đến các yếu tố sinh lý hay sữa meh sẽ không quá nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau đó vài tuần. Tuy nhiên nếu có liên quan đến các bệnh lý nó lại tiềm ẩn rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ nhỏ ngay trong các giai đoạn đầu.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Vàng da đa nhân là một trong những biến chứng nguy hiểm có ảnh hưởng tới não bộ của trẻ sơ sinh

Một số biến chứng có thể xảy ra do vàng da vàng mắt như vàng da nhân. Biến chứng này xuất hiện khi hàm lượng Bilirubin trong máu trẻ vượt cao quá mức mà gan không thể đào thải và ngấm vào não.  Trẻ có thể bị các tổn thương tại não bộ trầm trọng không thể phục hồi được gây ra tình trạng ngủ li bì, bỏ bú, sốt cao,…

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị tổn thương thần kinh và gặp phải hội chứng kernicterus. Trẻ có thể bị câm điếc, bại liệt, chậm phát triển cả về thể chất và trí não. Tuy nhiên triệu chứng này thường rất ít xảy ra.

Những trẻ thường có nguy cơ bị biến chứng hay vàng da thể nặng bao gồm

  • Trẻ sinh non dưới 38 tuần hoặc nguy hiểm hơn là dưới 35 tuần
  • Trong gia đình có tiền sử có người mắc bệnh
  • Trẻ xuất hiện nhiều vết bầm trên người
  • Trẻ bị nhiễm trùng hay xuất huyết nội.

Hầu hết hiện nay trẻ đều được sinh  tại bệnh viện. Do đó trẻ sơ sinh sẽ đều được làm các kiểm tra xét nghiệm cơ bản để đảm bảo sức khỏe ổn định hay phát hiện những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Vì thế phụ huynh có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cũng có trường hợp các dấu hiệu bệnh bộc phát muộn hoặc vì bé không được kiểm tra chính xác nên phụ huynh không nên chủ quan.

Nếu trẻ bị vàng da vàng mắt có các triệu chứng sau, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời

  • Da của trẻ ngày càng có dấu bị vàng nhiều hơn, lan ra trên khắp cơ thể. Màu vàng càng xuống thấp theo thứ tự như mặt, ngực , bụng, đùi, cẳng chân, cẳng tay , lòng bàn tay, lòng bàn chân thì dấu hiệu nguy hiểm càng tăng.
  • Màu vàng ở mặt, mắt ngày càng đậm, có thể xuất hiện cả bên trong họng hay lưỡi
  • Với trẻ sinh đủ tháng, tình trạng vàng da kéo dài hơn 1 tuần liên tục hoặc trên 2 tuần với trẻ bị thiếu tháng
  • Em ngủ li bì, khó thức dậy, chậm chạp ít hoạt động
  • Bé không bú
  • Bé bị sốt cao hoặc khóc thét, có thêt bị co giật
  • Phân su của trẻ bị bạc màu
  • Bụng có dấu hiệu bị chướng to bất thường
  • Trẻ có nhịp thở nhanh chậm bất thường

Do đó nếu gặp tình trạng này phụ huynh hãy đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Phân biệt vàng da do sinh lý và vàng da do bệnh lý

Do tiên lượng của hai nguyên nhân khác nhau nên phụ huynh cần phân biệt chính xác triệu chứng của vàng da do sinh lý và bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp nhất. Các dấu hiệu chính để phân biệt hai nguyên nhân này bao gồm

  • Thời điểm xuất hiện: vàng da do sinh lý thường xuất hiện muộn sau 1 ngày tuổi,  trong khi với các nguyên nhân bệnh lý xuất hiện ngay trong thời điểm 24h ra đời.
  • Thời gian biến mất: Với nguyên nhân sinh lý bệnh thường chỉ kéo dài từ 1- 2 tuần trong khi do bệnh lý có thể kéo dài hơn, đôi khi có thể kéo dài đến hai tháng
  • Mức độ: Với các nguyên nhân sinh lý, tình trạng vàng da khá nhẹ, nước tiểu có màu tối hay vàng, phân nhạt màu, ngoài ra không xuất hiện các triệu chứng khác. Trong khi đó vàng da da do bệnh lý thường có màu vàng khá đậm, trẻ có dấu hiệu lừ đừ. bỏ bú, quấy khóc nhiều..
  • Vị trí: Hầu hết vàng da do bệnh lý chỉ xuất hiện tại mặt, cổ ngực hoặc phía trên rốn. với vàng da do bệnh lý các triệu chứng còn xuất hiện trong giác mạc, họng, lòng bàn tay, bàn chân..

Màu sắc vàng da có thể nhận biết rõ ràng dưới ánh nắng hoặc nơi có đầy đủ ánh sáng. Phụ huynh có thể dùng hai ngón tay ấn nhẹ lên da rồi thả ra, nếu dấu hiệu vàng da rõ ràng thì cần đưa bé đến bệnh viện sớm để kịp thời điều trị.

Điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da

Việc điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da còn tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu có liên quan đến các yếu tố bệnh lý, cần phải có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ theo từng bệnh. Theo đó bác sĩ có thể chỉ định dùng ánh sáng xanh hoặc thay máu trong trường hợp cần thiết. Việc điều trị sẽ được thực hiện dưới sự theo dõi và giám sát chặt chẽ của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Nếu có liên quan đến các yếu tố bệnh lý trẻ có thể được chỉ định điều trị bàng ánh sáng xanh để loại bỏ sắc tố vàng trên da

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt do nguyên nhân sinh lý, việc điều trị sẽ được chỉ định tại nhà. Phụ huynh có thể kết hợp với các phương pháp sau để cải thiện bệnh nhanh chóng hơn

  • Cho trẻ tắm nắng mỗi sáng. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 7- 8h30 mỗi ngày, thực hiện khoảng 30 phút mỗi lần sẽ làm loại bỏ sắc tố vàng trên da nhanh chóng. Đồng thời phương pháp này còn giúp tổng hợp vitamin D3 phòng tránh còi xương hiệu quả.
  • Cho trẻ bú nhiều hơn để loại bỏ Bilirubin qua đường tiêu hóa nhanh chóng
  • Với trẻ bị vàng da liên quan đến sữa mẹ cần cho bé bú 8-12 cữ/ngày, trẻ bú bình 6-10 cữ/ngày.
  • Nếu nguyên nhân cho chất lượng sữa mẹ, cần cho bé ngưng bú tạm thời và thay thế bằng các loại sữa công thức trong khi đang điều chỉnh lại nguồn sữa mẹ
  • Vệ sinh thân thể và giữ ấm cho trẻ mỗi ngày.
  • Kiểm tra tình trạng vàng da mỗi ngày và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường

Phòng tránh nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

Do bệnh có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên mỗi phụ huynh luôn cần đề cao tinh thần phòng tránh để ngăn ngừa các biến chứng có thể làm suy giảm sức khoẻ con. Việc phòng tránh trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt cần bắt đầu từ giai đoạn mang thai ở người mẹ và cần kéo dài suốt cả thai kỳ.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Phụ huynh nên chú ý phòng tránh bệnh từ ngay trong thời kỳ mang thai

Theo đó, phụ huynh cần chú ý các yếu tố sau

  • Kiểm tra và làm các xét nghiệm đầy đủ nếu có ý định mang thai
  • Thường xuyên đi khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ
  • Mẹ tiêm các vacxin đầy đủ theo yêu cầu của bác sĩ
  • Bổ sung sinh dưỡng đầy đủ cho mẹ bầu
  • Mẹ bầu hạn chế làm việc nặng hay bị chấn thương để ngăn ngừa nguy cơ sinh non
  • Trẻ sau sinh cần được kiểm tra sức khoẻ đầy đủ
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh
  • Cho bé kiểm tra chỉ số Bilirubin trong máu cũng giúp phát hiện rất nhiều bệnh lý
  • Sau sinh mẹ cũng cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để đưa các dưỡng chất tốt nhất đến cho con
  • Cho bé ở nơi có đầy đủ ánh sáng để quan sát màu da
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Để xác định Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt do đâu tốt nhất phụ huynh cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác. Hy vọng qua các chia sẻ trên đây đã đem đến cho các phụ huynh nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh hiệu quả hơn.

Cùng chuyên mục

tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh

5 tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh khiến bạn bất ngờ

Chữa ho, trị cảm cúm, sốt cao chính là những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh mà không phải người làm cha mẹ nào cũng biết....

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm họng

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ chớ chủ quan

Trong tất cả những nhóm đối tượng mắc bệnh viêm họng thì trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì sức đề kháng của trẻ trong giai...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z – Làm bố mẹ phải biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng là băn khoăn của nhiều cặp bố mẹ trẻ. Khi vừa mới sinh ra, cơ thể bé rất mềm yếu,...

Loại sữa bột nào tốt cho trẻ 2 tuổi

Loại sữa bột nào tốt cho trẻ 2 tuổi? 10 sản phẩm tốt nhất

Bắt đầu từ tuổi thứ 2 khi bé đã ngưng sữa mẹ hẳn thì việc dùng các loại sữa là vô cùng cần thiết để có thể hỗ trợ quá...

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

"Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?" là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại sữa công thức có chứa hàm...

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy: Biểu hiện nguy hiểm hay bình thường?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là một triệu chứng khá phổ biến khiến bé khá ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn