Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Sau khi con yêu chào đời, cha mẹ phải cùng nhau học cách nuôi dưỡng thiên thần bé bỏng và đáng yêu từ những điều đơn giản, bình dị nhất, trong đó có cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Sau bao lâu thì rốn bé rụng đi? Làm thế nào để vệ sinh rốn thật an toàn, sạch sẽ? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn đầy đủ và cụ thể nhất về vấn đề này.

Rốn là cầu nối để người mẹ cung cấp khí oxy và dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi em bé lọt lòng, dây rốn đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Do đó, bác sĩ sẽ kẹp và cắt đi dây rốn cách làn da bé khoảng 2cm. 

Xét trên lý thuyết, chỉ sau khoảng 10 – 15 ngày, rốn của bé sẽ từ từ khô lại và rụng đi. Thế nhưng, vị trí cắt rốn vẫn là một vết thương hở. Vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc thật cẩn thận và đúng cách nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Dây rốn nối thẳng với lá gan của trẻ sơ sinh. Thế nên, hiện tượng nhiễm trùng rốn không chỉ kéo dài thời gian rụng rốn mà còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, nhiễm trùng toàn thân, uốn ván rốn, viêm màng não… Đây chính là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh (nguy cơ lên đến 40 – 80%).

Thời gian rụng rốn của trẻ sơ sinh

Trong suốt thai kỳ, trẻ sơ sinh nhận được lượng khí oxy và nguồn dưỡng chất dồi dào thông qua nhau thai bám vào thành tử cung của người mẹ. Nhau thai được nối với con yêu ở rốn (lỗ nhỏ ngay trên bụng bé). Kể từ khi chào đời, con đã có khả năng tự thở, bú và tiểu – tiêu nên dây rốn không còn cần thiết. 

Thời gian rụng rốn của trẻ sơ sinh
Cuống rốn chính là phần còn lại của dây rốn sau khi được cắt đi.

Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa sẽ kẹp rốn lại và cắt bỏ ngay sau khi bé được sinh ra. Cuống rốn chính là phần còn lại của dây rốn sau khi được cắt đi. Khoảng 24 giờ sau đó, khi mặt cắt của rốn khô lại, cha mẹ có thể tháp kẹo an toàn khỏi cuống rốn. Độc giả cần lưu ý, lúc thay tã cho con, kẹp rốn dễ bị kéo giật lên và có thể khiến chân rốn tổn thương.

Các chuyên gia cho biết, dây rốn sẽ khô lại và tự rụng sau 1 – 2 tuần. Trong khoảng thời gian này, phụ huynh cần chăm sóc cuống rốn của bé thật cẩn thận. Nếu thời tiết nóng bức, bạn chỉ cần cho trẻ mặc tã cùng một chiếc áo sơ sinh rộng rãi. Điều này giúp cuống rốn mau khô hơn. 

Chị em tránh mặc cho con những bộ quần áo bó sát nếu rốn vẫn chưa rụng. Thời điểm rụng rốn của mỗi em bé rất khác nhau. Bạn tuyệt đối không giật dây rốn lên, dùng tay kiểm tra hay cố gắng kéo đứt cuống rốn (ngay cả khi rốn đã rất khô và chuẩn bị rụng).

Khi vừa lọt lòng, cơ thể trẻ hoàn toàn không có vi khuẩn. Các loại vi khuẩn thường trú và phát triển ở rốn có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài. Khi bé được nằm bên cạnh mẹ, những chủng vi khuẩn thường trú trên làn da mẹ sẽ từ từ di chuyển sang thân thể con, trong đó vi khuẩn không gây bệnh chiếm đa số.

Quá trình rụng rốn diễn ra ở chân rốn. Ban đầu, vị trí này xuất hiện một chút dịch nhầy. Chúng ta khó phân biệt được chất dịch nhầy này với mủ rốn khi nhiễm khuẩn. Sau khi rốn rụng đi hoàn toàn, chất dịch vẫn xuất hiện cho đến khi vùng rốn thực sự hồi phục (kéo dài vài ngày). Đây là phản ứng viêm sinh lý. 

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự rụng rốn của con yêu. Bé dễ bị nhiễm khuẩn rốn (rốn có mùi hôi, chảy mủ, sưng đau quanh rốn, quấy khóc, sốt li bì, bú kém…) nếu phụ huynh không kịp thời hỗ trợ con yêu. Những yếu tố có thể kéo dài quá trình rụng rốn bao gồm: đẻ mổ, nhiễm khuẩn rốn và cuống rốn được bôi chất kháng khuẩn.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Thông thường, nếu sinh thường và không xuất hiện nguy cơ biến chứng thì người mẹ có thể lưu lại bệnh viện trong vòng 2 – 3 ngày, sau đó về nhà tĩnh dưỡng theo sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh rất đơn giản. Chị em có chỉ cần chuẩn bị bông y tế, gạc vô trùng và cồn 70 độ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm này từ hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. 

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trong mỗi lần vệ sinh rốn con, cha mẹ cần:

  • Rửa tay thật cẩn thận và sạch sẽ bằng xà phòng
  • Gỡ băng gạc cũ ra
  • Nhúng 2 miếng bông gòn vào dung dịch cồn 70 độ: dùng 1 miếng lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn và sử dụng miếng còn lại lau xung quanh vùng rốn, nhất là điểm tiếp xúc với da bụng
  • Chờ cho rốn khô đi
  • Nhẹ nhàng đặt gạc mới lên rốn, sau đó kéo băng rốn lên
  • Tiến hành vệ sinh rốn 1 lần/ngày cho đến lúc rốn rụng

Vào những ngày đầu tiên sau khi rốn rụng, các mạch máu ở rốn trở thành cửa vào thuận lợi của các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, ngay cả khi rốn đã tự rụng, phụ huynh vẫn cần duy trì thói quen làm sạch vùng rốn bằng cồn y tế, sau đó che kín bằng gạc mỏng và đảm bảo vùng da non luôn thông thoáng, sạch sẽ cho đến khi rốn hoàn toàn hồi phục. 

Nếu rốn rớm máu, tích mủ hoặc sinh ra mùi hôi, người mẹ có thể rửa rốn cho con bằng dung dịch oxy già, sau đó chờ cho rốn khô và đặt lên một lớp gạc mỏng (thực hiện 3 lần/ngày). Đối với các trường hợp rốn rỉ dịch, sưng đỏ, có mủ, trẻ bỏ bú, sốt cao, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông thường, rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng đi sau 7 – 10 ngày đầu tiên. Đến khoảng ngày thứ 15, cuống rốn hoàn toàn lành lại. Theo các chuyên gia, trường hợp của những em bé chậm rụng rốn, đồng thời không có dấu hiệu bất thường khá thường gặp và không đáng lo ngại. Lúc này, cha mẹ chỉ cần kiên trì vệ sinh vùng rốn con mỗi ngày cũng như bình tĩnh theo dõi, quan sát. 

Lưu ý

  • Sau khi con được sinh ra 24 tiếng đồng hồ, mặt cắt ở rốn sẽ khô đi. Khi đó, người đọc có thể tháo bỏ kẹp an toàn khỏi cuống rốn tại cơ sở y tế, trước khi về nhà nghỉ dưỡng. Bởi kẹp rốn có thể gây cản trở việc thay tã, khiến rốn bị giật lên, làm tổn thương chân rốn và khiến bé đau đớn.
  • Khi cuống rốn khô đi, chị em cần để hở cuống rốn nhằm giúp rốn mau rụng hơn.
  • Quấn tã giấy dưới rốn con và thay tã ngay khi con tiểu – tiêu xong.
  • Nếu rốn chưa rụng, độc giả tránh tắm bé trong thau chậu bởi nước tắm có thể gây nhiễm trùng ở rốn. Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm nhỏ lau người con sạch sẽ, sau đó vệ sinh chân rốn bằng tăm bông.
  • Hạn chế chạm tay vào cuống rốn của bé.
  • Chăm sóc vùng rốn đã rụng cho đến khi cơ thể con không còn tiết dịch.
  • Một chút máu khô dính ở chân rốn là hiện tượng bình thường. Cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm.

Các dấu hiệu bất thường khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Sốt cao, chảy máu, rốn bị lồi, sưng đỏ, có mùi hôi, viêm võng mạc… là những vấn đề bất thường xuất hiện khi các bậc phụ huynh chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không đúng cách. Hãy đưa con yêu đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được chẩn đoán kịp thời và điều trị dứt điểm nếu:

Các dấu hiệu bất thường khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ nên chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cẩn thận và kỹ lưỡng nhằm phòng ngừa biến chứng nhiễm khuẩn.

Rốn bé sưng đỏ và có mùi hôi

Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên cảnh báo trẻ sơ sinh đang mắc phải tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm. Vấn đề này thường bắt nguồn từ việc vùng rốn của trẻ luôn bị ẩm ướt, quấn kín và khó thoát ẩm. Chứng nhiễm trùng gồm 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Chân rốn sưng đỏ trong khi toàn bộ vùng da bụng xung quanh hoàn toàn bình thường
  • Cấp độ 2: Vùng da xung quanh cách chân rốn khoảng 2cm trở nên sưng đỏ 
  • Cấp độ 3: Vùng da xung quanh cách chân rốn trên 2cm bắt đầu sưng đỏ, không kèm theo hiện tượng viêm tĩnh mạch vùng hạ vị

Thoát vị rốn

Sau khi cuống rốn rụng đi, lỗ nhỏ tại thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự lành lại và khép miệng theo thời gian. Thế nhưng, trong một số trường hợp, cơ bụng của trẻ không thể khép kín, từ đó gây ra hiện tượng thoát vị rốn. Nếu có một khối tròn nổi rõ ngay lỗ rốn thì rất có thể bé đang bị thoát vị rốn. Bất cứ khi nào con yêu ho hay ưỡn người khó chịu, khối thoát vị rốn này cũng có thể phình to và dễ dàng được quan sát.

Tình trạng thoát vị rốn không nguy hiểm và thường biến mất khi bé tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị thoát vị rốn quá lâu, quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật can thiệp.

U hạt rốn

Tình trạng u hạt rốn xuất hiện khi vùng rốn của con có các u hạt màu đỏ nhạt và rỉ dịch vàng. Những em bé chậm rụng rốn có nguy cơ bị u hạt rốn cao hơn hẳn những em bé khác. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ điều trị vấn đề này bằng cách đốt điện làm xơ – teo u hạt hoặc sử dụng bạc nitrat 75%.

Viêm võng mạc

Sốt cao, đỏ bừng, sưng tấy, đau đớn xung quanh vùng rốn, chảy máu liên tục, rốn có mùi hôi cũng có thể là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của chứng viêm võng mạc. Nếu bệnh tình chuyển biến xấu đi, con yêu có thể phải đối mặt với nguy cơ bị viêm não.

Biện pháp điều trị – phòng ngừa nhiễm khuẩn rốn

Tình trạng nhiễm khuẩn rốn thường do trực khuẩn gam âm đường ruột hoặc tụ cầu vàng gây ra. Một số trường hợp trẻ sơ sinh bệnh uốn ván rốn do người mẹ không tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ hoặc phụ huynh chăm sóc rốn con yêu sai cách.

Triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm khuẩn rốn là rốn sưng đỏ, tích mủ, có quầng đỏ quanh rốn, chảy máu liên tục… Nếu bệnh lý này chuyển thành chứng nhiễm trùng huyết thì con trẻ sẽ bú kém, ngủ li bì, sốt cao, hạ thân nhiệt, hoại tử cân cơ mạc, viêm cơ thành bụng, viêm tĩnh mạch, viêm động mạch, viêm phúc mạc…

Hướng điều trị

Nếu bé bị nhiễm khuẩn rốn, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh kết hợp với chế độ chăm sóc rốn tại nhà. Những trẻ bị uốn ván rốn nên được chữa bệnh bằng huyết thanh kháng độc tố uốn ván. Khi rốn con có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cha mẹ cần vệ sinh rốn 2 lần/ngày theo các bước sau:

  • Chuẩn bị cồn i-ốt 2 – 3%, cồn 70 độ hoặc nước muối sinh lý
  • Thấm ướt dung dịch sát trùng bằng bông/gạc
  • Nhẹ nhàng lau sạch vùng chân rốn và cuống rốn
  • Tuyệt đối không rắc bột thuốc kháng sinh, đắp gạc lên rốn hay cắt lể vùng da xung quanh
  • Đợi cho đến khi rốn khô lại 

Khi phát hiện con trẻ bú ké, sốt cao, rốn tích mủ, rỉ dịch, chảy máu và có mùi hôi kéo dài trên 2 ngày, phụ huynh hãy đưa bé đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức.

Cách phòng ngừa

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh, chị em nên tiếp xúc da kề da với bé ngay từ những giây phút đầu tiên sau khi con chào đời. Điều này giúp con dễ dàng nhận được những loài vi khuẩn thường trú trên da không gây bệnh từ mẹ. 

Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn rốn
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh, người mẹ nên tiếp xúc da kề da với bé ngay từ những giây phút đầu tiên sau khi con chào đời.

Bên cạnh đó, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu và đầy đủ nhất, đảm bảo cung cấp cho trẻ nguồn kháng thể dồi dào để chống chọi với tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, người mẹ cần chủ động tiêm phòng bệnh uốn ván đúng lịch trong thời gian mang thai. 

Một số lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, dễ dàng chứ không hề khó khăn, phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Để đảm an toàn tuyệt đối cho thiên thần bé bỏng của mình, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Khi thay tã cho bé, độc giả hãy quan sát kỹ lưỡng và nhẹ nhàng lau sạch vùng da xung quanh cuống rốn.
  • Đảm bảo cuống rốn luôn sạch sẽ, thoáng khí. 
  • Tránh để tã lót cọ xát với cuống rốn.
  • Luôn mặc tã dưới cuống rốn.
  • Để cuống rốn tự rụng đi, tránh can thiệp, tác động.
  • Lau cuống rốn bằng cồn để cuống rốn mau khô.
  • Rốn của em bé sơ sinh có thể lồi hoặc lõm. Cha mẹ tuyệt đối không đậy rốn bằng gạc, đồng xu hay miếng dán với mong muốn thay đổi hình dáng. Điều này không những không mang lại kết quả như ý mà còn gây ra kích ứng trên làn da con.
  • Khi bé vẫn chưa rụng rốn, hãy tắm nhanh cho con bằng miếng bọt biển thay vì tắm trẻ trong thau chậu (khiến vùng rốn thấm nước).
  • Đôi khi, lỗ rốn sẽ bị chảy một ít máu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bắt nguồn từ sự tách rời tự nhiên của các mạch máu. Tuy nhiên, nếu lỗ rốn chảy máu liên tục, bạn cần đưa con đi khám bác sĩ.
  • Không sử dụng tã hoặc gạc để băng rốn vì những sản phẩm này chưa được tiệt trùng đầy đủ và cẩn thận. Chúng có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn, làm chậm quá trình rụng rốn.
  • Hạn chế sờ vào cuống rốn cũng như bôi/thoa các loại kem thuốc từ thảo dược không rõ nguồn gốc, khi chưa tham vấn y khoa. 
  • Lựa chọn chất liệu tã lót, quần áo sao cho mềm mại, thấm hút tốt và thân thiện với làn da bé.
  • Không băng rốn quá chặt.
  • Không tự ý kéo giật ngay cả khi cuống rốn đã khô.

Nếu vùng da xung quanh rốn sưng đỏ, người mẹ có thể nhẹ nhàng ấn cuống rốn và dùng viết mực đánh dấu vị trí này. Sau khoảng 30 – 60 phút, nếu vùng sưng đỏ vẫn giữ nguyên, thậm chí mở rộng khỏi điểm đánh dấu ban đầu thì bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu vùng màu đỏ đó vẫn giữ nguyên hoặc thu hẹp, mờ dần thì chúng chỉ là sự kích ứng thông thường ở cuống rốn và sẽ nhanh chóng tự biến mất.

Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, nếu phát hiện rốn con rỉ dịch, tích mủ, có mùi hôi, tấy đỏ, phù nề… cha mẹ hãy chủ động đưa bé đi bệnh viện thăm khám. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến hành trình chăm sóc và nuôi dạy con cái, độc giả hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia/bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cặn kẽ và hướng dẫn nhiệt tình.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này...

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống trẻ sinh non đã được nâng cao đáng kể. Ngay sau...

u máu ở trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào? Nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh thường gặp, xuất hiện rõ ràng trên da nên rất dễ nhận biết. Bệnh được đánh giá là lành tính,...

cách chăm sóc trẻ bị sốt

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Trẻ sốt cao nếu không được hạ nhiệt kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho tim, phổi, não bộ, có thể gây ảnh hưởng rất nhiều...

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Men tiêu hóa, men vi sinh là những sản phẩm cung cấp các vi khuẩn có lợi, vitamin, enzym, axit amin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn