Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Trầm cảm theo mùa là gì? Biểu hiện, cách khắc phục và phòng ngừa

Trầm cảm theo mùa là chứng bệnh tâm lý có tên quốc tế là seasonal affective disorder – SAD hay còn gọi là winter depression. Là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, có xu hướng nghiêm trọng vào mùa thu và mùa đông, giảm đi vào mùa xuân và mùa hè. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở người trong độ tuổi từ 18 – 30, thường lên quan đến vấn đề di truyền.

Trầm cảm theo mùa là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, hay xảy ra ở lứa tuổi từ 18 - 30
Trầm cảm theo mùa là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, hay xảy ra ở lứa tuổi từ 18 – 30

Trầm cảm theo mùa là gì?

Trầm cảm theo mùa hay SAD là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, có biểu hiện bệnh theo chu kỳ, thường nghiêm trọng vào mùa thu và mùa đông, giảm đi hay có thể hồi phục như một người bình thường vào mùa xuân và mùa hè. Do đó, chứng bệnh này còn được gọi với cái tên khác là trầm cảm mùa đông. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp lại bị trầm cảm vào mùa xân và mùa hè, các triệu chứng cũng mờ nhạt dần vào mùa thu và mùa đông. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng, trầm cảm theo mùa có tỷ lệ xuất hiện ở nữ giới cao hơn nam giớI gấp 4 lần. Có khoảng ⅓ bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm kèm theo biểu hiện rối loạn tâm trạng. Ngoài ra, một số tài liệu cũng chỉ ra rằng, mức độ bệnh của nam giới thường nặng hơn nữ giới. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến là những người nằm trong khoảng từ 18 – 30 tuổi. 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, sự thay đổi ánh sáng khác nhau giữa các mùa, kèm theo các cảm xúc của từng mùa là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Do đó, bệnh thường xảy ra ở những người sống trong môi trường có sự thay đổi ánh sáng rõ rệt theo mùa hoặc ở những khu vực có ít ánh sáng.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm theo mùa

Như đã đề cập, các triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa có xu hướng xuất hiện theo chu kỳ, thường nghiêm trọng vào mùa thu và mùa đông, giảm đi vào mùa xuân và mùa hè hoặc ngược lại. Các triệu chứng của SAD cũng tương tự với bệnh trầm cảm thông thường. Dù là trầm cảm theo mùa nào thì đều có các triệu chứng như buồn bã, tuyệt vọng, thiếu năng lượng, mất tập trung, thèm ngủ, thay đổi cân nặng, thay đổi khẩu vị.

Nếu bị trầm cảm theo mùa với các triệu chứng nghiêm trọng vào mùa thu và mùa đông thì người bệnh thường có các biểu hiện như:

Các triệu chứng trầm cảm vào mùa thu và mùa đông

  • Lo lắng, buồn chồn, bứt rứt, buồn bã, khó chịu
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ trong thời gian dài hoặc ngủ nhiều hơn
  • Cảm xúc thất thường, hay lo lắng, tuyệt vọng
  • Thu mình, ngại giao tiếp, xa lánh với xã hội
  • Thiếu năng lượng, mất hứng thú với mọi việc, không còn hứng thú với niềm đam mê trước đó
  • Rối loạn ăn uống, ăn nhiều hơn, tăng cân, thích ăn các thực phẩm chứa carbohydrates hoặc chán ăn, sụt cân
  • Mất tập trung, khả năng xử lý thông tin kém
Thiếu năng lượng hay buồn bã, mất tập trung, thường suy nghĩ tiêu cực, có cảm giác tuyệt vọng là những triệu chứng đặc trưng của trầm cảm theo mùa
Thiếu năng lượng hay buồn bã, mất tập trung, thường suy nghĩ tiêu cực, có cảm giác tuyệt vọng là những triệu chứng đặc trưng của trầm cảm theo mùa

Các triệu chứng trầm cảm vào mùa xuân và mùa hè

  • Tăng ham muốn tình dục
  • Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên do
  • Rối loạn lo âu
  • Cảm xúc thất thường, hay khó chịu, dễ tức giận
  • Hay mệt mỏi, dễ kích động
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Các triệu chứng rối loạn trầm cảm theo mùa ngược

Rối loạn trầm cảm theo mùa ngược được nhận định là một dạng rối loạn lưỡng cực với các triệu chứng đặc trưng như nói nhanh, dễ kích động, hạn chế suy nghĩ. Người bệnh thường có các biểu hiện như:

  • Hiếu động quá mức, dư thừa năng lượng
  • Tinh thần và tâm lý luôn trong trạng thái kích thích
  • Tăng cường thực hiện, tham gia các hoạt động xã hội
  • Nhiệt tình quá mức, mất kiểm soát sự hưng phấn.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm theo mùa

Theo các nghiên cứu, trầm cảm theo mùa do nhiều nguyên nhân gây ra và được tác động bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do sự thay đổi thất thường của ánh sáng, thời tiết trong mỗi mùa. Chính sự thiếu ánh sáng này đã gây ra hàng loạt sự thay đổi trong cơ thể của người bệnh. Trầm cảm theo mùa thường liên quan đến vấn đề di truyền ở mắt, làm bệnh nhân mẫn cảm hơn với ánh sáng. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến nhiều người dễ mắc SAD là vấn đề về giấc ngủ. 

Các thay đổi trong cơ thể dễ dẫn đến căn bệnh trầm cảm theo mùa có thể kể đến như:

  • Nồng độ Serotonin: Đây là một chất có tác dụng ổn định cảm xúc, điều hoà thần kinh; vai trò của serotonin là dẫn truyền thần kinh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của mỗi người. Khi có sự thay đổi của ánh sáng theo mùa, serotonin trong cơ thể cũng thay đổi theo dẫn đến việc hình thành các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Nồng độ Melatonin: Có thể bạn đã biết, thói quen đi ngủ hàng ngày cũng phụ thuộc vào ánh sáng, đây cũng là lý do mùa vào mùa hè chúng ta thường ngủ muộn, còn mùa đông thì ngủ sớm hơn bình thường. Hơn nữa, vào mùa thu và mùa đông, ánh sáng ban ngày cũng yếu đi rất nhiều, điều này làm suy giảm nồng độ melatonin trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến cảm xúc từ đó gây ra các triệu chứng trầm cảm theo mùa.
  • Nhịp sinh học: Nhịp sinh học của cơ thể thay đổi do vào mùa đông và mùa thu, ánh sáng mặt trời giảm đi rõ rệt, lúc này cơ thể người bệnh dễ bị rối loạn khả năng nhận biết tạm thời, không biết nên ngủ hay nên thức dẫn đến khởi phát các triệu chứng trầm cảm.

Ngoài ra, trầm cảm theo mùa còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Di truyền: Bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, những gia đình có ông bà hoặc ba mẹ mắc trầm cảm thì con cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Trầm cảm theo mùa còn liên quan đến vấn đề di truyền ở mắt, khi người bệnh mẫn cảm với ánh sáng.
  • Tuổi tác: Những người trẻ tuổi, nằm trong độ tuổi từ 18 – 30 có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa cao hơn nguời cao tuổi.
  • Giới tính: Như đã đề cập, tỷ lệ mắc trầm cảm theo mùa ở nữ giới cao gấp 4 lần nam giới. Thế nhưng nếu nam giới mắc trầm cảm theo mùa thì sẽ có các triệu chứng, biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn nữ giới rất nhiều.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc trầm cảm theo mùa ở nữ giới cao gấp 4 lần nam giới
Theo thống kê, tỷ lệ mắc trầm cảm theo mùa ở nữ giới cao gấp 4 lần nam giới
  • Ánh sáng ít: Sự thay đổi rõ rệt của ánh sáng theo mùa hoặc những khu vực xa xích đạo dễ bị trầm cảm theo mùa hơn những đối tượng khác. Những người sống ở các quốc gia có ánh sáng mặt trời vào mùa đông yếu sẽ dễ bị . 
  • Người đang mắc trầm cảm: Những người đang bị rối loạn lưỡng cực hoặc có tiền sử mắc trầm cảm là những đối tượng có nguy cơ bị trầm cảm theo mùa hơn những người khác. Hơn nữa, triệu chứng trầm cảm theo mùa ở người từng bị trầm cảm cũng nghiêm trọng hơn. 

Trầm cảm theo mùa có nguy hiểm không?

Trầm cảm là trạng thái bi quan, chán nản, buồn bã, tuyệt vọng, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống. Trầm cảm theo mùa cũng giống như các dạng trầm cảm khác, cần được sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu người bệnh chủ quan, lơ là với các biểu hiện bất thường của chính bản thân mình, bệnh sẽ chuyển biến nặng, đem đến những hậu quả nặng nề, khó lường. Hơn nữa, việc điều trị bệnh cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Trầm cảm theo mùa là bệnh nguy hiểm, tuỳ vào mức độ, tình trạng bệnh mà người bệnh có thể:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kết quả học tập hoặc chất lượng cuộc sống, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tương lai của người bệnh
  • Có xu hướng xa lánh xã hội, muốn thu mình trong thế giới riêng, cắt đứt với thế giới bên ngoài từ đó gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong đời sống
  • Thường suy nghĩ tiêu cực, hay lạm dụng rượu bia, chất kích thích thậm chí là ma tuý để quen đi lo âu, buồn phiền, cảm giác rối loạn, tuyệt vọng của bản thân… Điều này gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là các bệnh lý suy giảm chức năng nội tạng, các bệnh mạn tính
  • Hay bị rơi vào trạng thái cô lập, hay bi quan, tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực, có kết hoạch hoặc ý định tự tử, đôi khi sẽ tìm đến cái chết để giải thoát.

Trầm cảm theo mùa là một trong 13 thể trầm cảm, bệnh lý nguy hiểm có xu hướng gia tăng ở người trẻ hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 40 giây trên thế giới lại có 1 người tự tử do trầm cảm. Ở Việt nam có khoảng 30% dân số bị rối loạn tâm thần và có khoảng 25% tỷ lêj trầm cảm. Số người tự tử do trầm cảm của nước ta rất cao, có khoảng từ 36.000 – 40.000 tự tự do trầm cảm mỗi năm.

Làm thế nào để xác định bản thân có bị trầm cảm hay không?

Trầm cảm không hiếm gặp, có thể xác định qua các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Ngay khi nghi ngờ bản thân mắc trầm cảm, có các triệu chứng của bệnh thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ. Sau khi thăm khám và đánh giá sơ bộ, các bác sĩ sẽ xác định bạn có bị trầm cảm hay không qua các kiểm tra như:

  • Bài test đánh giá tâm thần: Bài test này giúp kiểm tra các dấu hiệu của bệnh qua cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, lời nói. Bạn sẽ thực hiện bằng cách điền câu trả lời vào bản câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. 
  • Đánh giá thể chất: Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề sức khoẻ, thể chất, trạng thái tâm lý của bạn bằng những câu hỏi chuyên môn. Đồng thời việc đánh giá thể chất còn giúp kiểm tra xem bạn có mắc bệnh lý nên nào chưa được phát hiện hay không, từ đó phán đoán các nguyên nhân có thể gây trầm cảm của bạn.
  • Xét nghiệm: Các xét nghiệm như xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm máu… cũng được chỉ định để kiểm tra sức khoẻ và xem xét các yếu tố gây trầm cảm cho người bệnh.
Để xác định bản thân có bị trầm cảm theo mùa không, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, xét nghiệm
Để xác định bản thân có bị trầm cảm theo mùa không, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, xét nghiệm

Để xác định bản thân có bị trầm cảm hay không, bạn hãy hỏi người thân, bạn bè xem mình có những biểu hiện hành vi như thế nào, có khác thường hay không. Theo các chuyên gia tâm lý, để biết chính xác một người có bị trầm cảm theo mùa hay không thì phải theo dõi hành vi của người bệnh trong 2 năm liên tiếp. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu của trầm cảm thì tốt nhất nên thăm khám để kịp thời chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.

Điều trị trầm cảm theo mùa

Trầm cảm theo mùa là bệnh có thể khắc phục được, bệnh có thể điều trị theo nhiều cách như dùng thuốc, liệu pháp ánh sáng, tâm lý trị liệu hoặc thay đổi cách sống. Cụ thể:

Dùng thuốc chống trầm cảm

Tuỳ vào mức độ trầm cảm từ nhẹ, vừa đến nặng mà sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Thuốc chống trầm cảm phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi triệu chứng của bệnh biến mất. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay tăng giảm liều lượng hoặc tự ý ngưng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Một số thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng hiện nay là fluoxetine, bupropion, venlafaxine, sertraline, paroxetin… Tuy nhiên, dùng thuốc chống trầm cảm không phải là phương pháp tối ưu, đa phần ở giai đoạn nhẹ và vừa người bệnh sẽ được điều trị bằng liệu pháp tâm lý hoặc ánh sáng trị liệu. Nếu không đáp ứng sẽ kết hợp dùng thuốc, tuy nhiên, người bệnh sẽ phải thử sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để tìm được loại phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của mình.

Điều trị bằng ánh sáng trị liệu

Như đã đề cập, trầm cảm theo mùa là bệnh lý liên quan chủ yếu đến cường độ ánh sáng theo mùa và giấc ngủ của người bệnh. Do đó, để điều trị thì biện pháp tối ưu, được đánh giá cao về hiệu quả cũng như mức độ an toàn cho người bệnh là ứng dụng liệu pháp ánh sáng.

Khi được điều trị bằng phương pháp này, người bệnh sẽ phải ngồi trước thiết bị chiếu sáng khoảng 45 phút. Nguồn sáng này khá rực rỡ, tương đồng với ánh sáng tự nhiên ngoài trời. Liệu pháp này giúp tác động lên các chất hoá học trong não bộ, làm thay đổi trạng thái tâm lý của người bệnh. 

Liệu pháp ánh sáng thường được tiến hành vào buổi sáng, tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nên tránh ngồi trước thiết bị chiếu sáng vào buổi tối để tránh tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Điều trị bằng tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu không chỉ là phương pháp điều trị cho trầm cảm theo mùa mà còn phù hợp với mọi căn bệnh có liên quan đến vấn đề về tâm lý. Phương pháp này được các chuyên gia khuyến khích sử dụng, là cách giúp người bệnh tháo gỡ khúc mắc trong lòng, từ đó thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực bi quan. Đồng thời, nó còn giúp người bệnh học cách đối diện và vượt qua nỗi sợ tâm lý của bản thân. 

Cách khắc phục tình trạng trầm cảm theo mùa

Song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh cần áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà và lưu ý những vấn đề sau:

  • Thông thường, các biểu hiện của bệnh SAD hay bắt đầu từ cuối tháng 9 và có xu hướng nghiêm trọng hơn vào mùa đông. Do đó, bạn nên cố gắn thường xuyên vận động vào thời điểm này để tránh các vấn đề có liên quan đến trầm cảm như tăng cân.
Thường xuyên vận động, suy nghĩ tích cực, tin tưởng hơn ở bản thân là cách giúp bạn vượt qua căn bệnh này
Thường xuyên vận động, suy nghĩ tích cực, tin tưởng hơn ở bản thân là cách giúp bạn vượt qua căn bệnh này
  • Các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn vào mùa đông, có xu hướng tệ đi trong vài năm. Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất là bạn cần phải thay đổi suy nghĩ của mình, hãy yêu bản thân hơn, có niềm tin vào chính mình và tin rằng mình hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề mà bản thân đang gặp phải.
  • Người bị SAD thường có cảm giác thèm những đồ có chứa carbs, thế nhưng thay vì nạp các thực phẩm này, hãy chỉ nên ăn những món chứa carbs lành mạnh nhằm tăng cường serotonin của cơ thể. Bạn nên ăn những thực phẩm có thể tăng nồng độ hormone hạnh phúc như rau bina, cá béo, quả óc chó… Ngoài ra, cũng nên bổ sung omega – 3 và vitamin D cho cơ thể qua các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa… 
  • Đi bộ ngoài trời là cách hỗ trợ điều trị trầm cảm theo mùa hiệu quả, bạn nên đi lại vào buổi sáng để kết hợp đi bộ với quang trị liệu, vì lúc này cơ thể có thể tiếp nhận rất nhiều ánh sáng mặt trời
  • Nên thay đổi không gian sống, người bị trầm cảm theo mùa không nên sống ở nơi thiếu ánh sáng, hãy tìm cách giúp ngôi nhà của bạn tràn ngập ánh sáng tự nhiên để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. 
  • Nếu bị trầm cảm theo mùa, hãy tập thể dục vừa sức bằng các bộ môn như yoga, đi bộ khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Hãy chọn bộ môn yêu thích của mình và kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thiền cũng là một cách giúp bạn giải toả căng thẳng mệt mỏi, hấp thu ánh sáng, tích luỹ năng lượng mà bạn không nên bỏ qua.

Trầm cảm theo mùa có thể điều trị đặc biệt là khi bạn sớm phát hiện các bất thường của bản thân và thăm khám, điều trị kịp thời. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, điều trị theo chỉ định của bác sĩ, hãy chia sẽ với người thân, bạn bè, tự thưởng cho bản thân những điều mình yêu thích và đừng quá lo lắng, quá bận tâm đến những vấn đề rắc rối khó khăn trong cuộc sống.

Cùng chuyên mục

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý thông thường của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

Trầm cảm là căn bệnh thường gặp, có chiều hướng gia tăng hiện nay, theo thống kê có khoảng 30% dân số Việt Nam gặp rối loạn tâm thần, trong...

cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

11 cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà giúp người bệnh vui vẻ yêu đời

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý trầm trọng mà bất cứ ai cũng không muốn gặp phải. Để điều trị bệnh này cần kết kết hợp rất nhiều...

Bố Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Bị Trầm Cảm?

Rất nhiều bố mẹ lúng túng và băn khoăn không biết phải làm gì khi trẻ bị trầm cảm. Trước cú sốc này, gia đình khó có thể giữ bình...

Bệnh trầm cảm ở trẻ em được xem là chứng rối loạn trầm cảm, chưa hoàn toàn là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm là bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở người lớn do suy nghĩ, biến cố, áp lực nhiều, thế nhưng trầm cảm là...

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, phụ huynh cần lưu ý

Trầm cảm học đường đang là bệnh lý có nguy cơ ngày càng tăng do những áp lực học tập, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm của cha...

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm là một "sát thủ" thầm lặng bởi nó có thể làm hại bất cứ ai, khiến họ đau khổ và chết dần chết mòn từ từ. Phát hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn