Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Chúng ta của tuổi 17, đều thoả sức mơ ước và hồn nhiên đón nhận sự trưởng thành sẽ đến. Nhưng không phải ai cũng may mắn thoát khỏi rào cản, thử thách của cuộc sống để bước tới tương lai một cách êm đềm, mạnh mẽ. Đặc biệt là khi, thử thách đến với bạn là cơn ác mộng mang tên “trầm cảm”. 

Chào mọi người, mình tên là Hoàng, mình đã 20 tuổi và mình muốn chia sẻ cho mọi người về quãng thời gian ở tuổi vị thành niên bị mắc chứng trầm cảm.

trầm cảm tuổi 17

Đợt đó, mình đã bị trầm cảm gần hai năm và đã đi đến một liệu pháp hoàn toàn mới trị liệu bằng phương pháp không dùng thuốc.

Khi mình nói bản thân mắc phải trầm cảm, rất nhiều những người thân bên cạnh mình đã bật cười. Điều này có lẽ không lạ vì nếu là chính bản thân mình của hơn một năm trước cũng sẽ tự bật cười, “mình mà cũng có thể trầm cảm được sao?”

Nhưng, nó đã xảy ra.

Mình có một cuộc sống mà có lẽ nhiều người rất mong muốn có được. Gia đình ổn định, cũng thuộc diện gia đình khá giả, có kinh tế, được nuông chiều và bố mẹ thương hết mực và cũng chính vì điều đó nên bố mẹ luôn mong mình có con đường học hành vẻ vang, mở mày mở mặt với bạn bè. Nên về vấn đề học hành mình luôn đứng trong top đầu của lớp, dĩ nhiên để có thành tựu học hành đó không thể nào đùng một cái xuất hiện trước mặt mình được, mà đó là quá trình học hành kiên trì, không ngưng nghỉ của bản thân mình mà không để bố mẹ phải bận tâm lo lắng.

Đến khi như có được mọi thứ bản thân mình mong muốn, đó cũng là lúc câu chuyện về trầm cảm bắt đầu. Rất nhiều người nghĩ rằng trầm cảm là thứ gì đó ghê gớm lắm, cao siêu lắm, trừu tượng lắm, là khi người ta cảm thấy buồn rầu, tuyệt vọng, chán nản, tìm cách tự hủy hoại bản thân thì mới là trầm cảm. Nhưng thực ra, trầm cảm còn có một biểu hiện khác, ít thấy hơn nhưng không phải không tồn tại.

Đó là khi bạn mất hết niềm vui trong cuộc sống.

Năm mình chuẩn bị thi đại học là lúc mới 17 tuổi, mình không còn tìm thấy niềm vui ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ thứ gì mình làm. Thậm chí những thứ trước đây mình từng vui vẻ với nó, thì đến giờ cũng không còn. Mình chỉ hoàn thành những việc đó theo một lập trình có sẵn của não và chấm hết.

Trước đó, mình luôn biết chính xác cuộc đời mình tiếp theo sẽ làm gì, sẽ phải phấn đấu cho mục tiêu gì trước mắt, sẽ phải đạt được kết quả nào, sẽ được bố mẹ quý mến và các bạn trầm trồ ra sao… thì sau khoảng thời gian ôn thi đại học thì tất cả đều là vô nghĩa.

Mỗi sáng thức dậy, câu hỏi đầu tiên hiện lên trong đầu là: “Hôm nay mình phải học những gì?” câu hỏi đó đi theo mình suốt một thời gian dài và liên tục lặp lại như điệp khúc của một bài hát đầy ám ảnh.

Mình không thể chia sẻ được với ai, chính xác hơn là không muốn chia sẻ với bất kỳ ai những điều này. Mình không phải dạng ngày suốt ngày than thở, mình không muốn mang năng lượng tiêu cực đến cho bạn bè, mình không muốn làm gia đình lo lắng, mình không muốn những người tin tưởng và kỳ vọng vào mình sẽ thất vọng.

Mình không cô đơn, mình cô độc giữa muôn trùng bạn bè và người thân. Giữa việc loay hoay không biết phải làm sao để có thể đạt được kết quả tốt cho bố mẹ nở mày nở mặt và cũng suy nghĩ phải làm sao cho đúng định hướng của bố mẹ đề ra. Quan trọng hơn, mình không nhận ra đó là trầm cảm, chỉ đơn thuần nghĩ rằng chỉ là phút chếch choáng của chút áp lực thi cử mà thôi. 

Và cuộc đời mình trượt dài trong những chuỗi ngày sống vô cảm như vậy, không còn niềm vui và hoàn toàn cô độc trên ốc đảo bản thân.

trầm cảm tuổi 17
“Chỉ cần nhảy xuống… mọi sự chán trường sẽ kết thúc”.

Cách đây ba tháng, lúc đứng trên tầng sáu của một trung tâm thương mại, nhìn xuống bên dưới, một tiếng nói trong đầu mình bỗng vang lên: “Chỉ cần nhảy xuống, mọi sự chán chường hiện tại sẽ chấm dứt…”, đó là lúc mình nhận ra bản thân mình thật sự có vấn đề và phải được điều trị trước khi những điều tồi tệ hơn xuất hiện.

Mình trở về nhà và quyết định mở miệng tâm sự với bố mẹ về vấn đề này, bố mẹ xua tay và bảo chỉ là chán nản tạm thời, không có gì đáng lo, và cho mình đi thư giãn, đi ăn chơi hai ngày nhưng thực sự mình không cảm thấy đỡ hơn chút nào. Vì trong suốt quá trình đi thư giãn bố mẹ vẫn thường nhắc về việc học hành nên càng khiến tâm trí mình rối bời hơn. Sau chuyến đi chơi mình trở về nhà và nói chuyện này với bà nội, với mình thì từ bé đến giờ, mình lúc nào cũng được sống trong tình yêu thương của bà nội nên mỗi lần ngồi với bà lòng mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Khi nghe những lời tâm sự của mình, bà dường như thấu hiểu và nhìn ra vấn đề, bà dắt tay mình ra ngoài gặp bố mẹ và nói chuyện giúp mình về vấn đề này. Cuối cùng sau khi nghe bà nội giảng giải, thuyết phục, bố mẹ mình nghe theo và đưa mình đi trị liệu tâm lý. Trước đó mình cũng đã tìm hiểu trên mạng về một số nơi có khả năng giải quyết các bệnh về tâm lý, mình thấy Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam được nhắc đến rất nhiều với phương pháp trị liệu không cần dùng thuốc, không phải can thiệp gì tới cơ thể nên đã đề xuất để bố mẹ đưa đến đó.

Lần đầu tiên đến do không hẹn trước nên gia đình mình đã phải quay về vì bên Trung tâm kín lịch. Hôm sau mình đến theo lịch sắp xếp thì được Master Coach Nguyên Phong tham vấn sau đó lên lộ trình trị liệu. Chuyên gia tâm lý Nguyên Phong giống như một người anh đã trị liệu giúp mình vượt qua cơn khủng hoảng tâm lý tuổi vị thành niên ấy. Ấn tượng về master coach đó là rất ân cần, thân thiện và gần gũi. Mình sẵn sàng kể cho anh nghe tất cả quá khứ và chi tiết những vấn đề mà mình gặp phải khi bắt đầu bước vào lớp 12, về tình trạng bất ổn của mình, chuyên gia lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn mình làm các bài tập trị liệu giảm bớt lo lắng, căng thẳng. Nhớ lại thời gian đó mình thực sự biết ơn anh vì dù lịch trình đã rất dày đặc nhưng sau khi tham vấn chuyên gia vẫn đồng ý trực tiếp trị liệu cho mình. 

Bên cạnh quá trình trị liệu tại trung tâm, mình được anh Phong dạy cách đặt mục tiêu ngắn hạn cho cuộc đời, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, học tập có kế hoạch hay tìm những trải nghiệm mới mẻ để thư giãn… Và điều quan trọng nhất trong cả quá trình trị liệu, chính là cách tự đối thoại với bản thân mình, để thấu hiểu, chấp nhận và yêu thương mình. 

Trước khi muốn bất kỳ ai hiểu mình, chính mình phải là người hiểu mình đã và tự đối thoại với bản thân một cách thành thực nhất chính là để đạt được điều đó.

Mình dành mỗi ngày 20 phút để ngồi trước gương, nhìn chính mình và nói chuyện, nghe rất kỳ cục và có phần… kinh dị, nhưng mình thấy rằng đó là cách tốt nhất để bản thân có thể hiểu được chính mình. Những câu hỏi đại loại như hiện tại mình đang thích điều gì? Mình đang muốn làm gì? Việc mình đang làm hiện tại có vui không? Nếu không vui thì mình có nên dừng lại không? Dừng lại thì ảnh hưởng đến những ai và nếu những người đó bị ảnh hưởng liệu mình có vui hay không?… Cứ như vậy, mình đặt câu hỏi và tự trả lời một cách trung thực nhất với chính bản thân ở trong gương. Một tháng tự trải nghiệm bài tập “độc thoại” này mình đã cảm thấy tinh thần tốt hơn rất nhiều so với một năm trước đây. Ít ra, mình hiểu được bản thân mình nên làm điều gì để mình cảm thấy thoải mái, bình an trước khi nghĩ đến việc làm hài lòng người khác. 

Kết thúc liệu trình với chuyên gia tại Trung tâm, bản thân mình cảm thấy tinh thần đã ổn định trở lại và mọi sự hứng thú trong học tập cũng cải thiện hơn. Mình dần nhận ra mục đích của những gì mình đang làm và hiểu rằng con đường để đạt được mục đích trong tương lai cũng rõ nét, cụ thể hơn.  

Ngày hôm nay, ngay khi kể ra câu chuyện này với mọi người, cũng là một cách để mình chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình, là cách để mình muốn nhắn với tất cả những bạn đang gặp câu chuyện như mình, đang cảm thấy lạc lối, đang cảm thấy ngày mai không biết phải làm gì… rằng “we’re not alone” – chúng ta không hề cô đơn, xung quanh mình vẫn có nhiều người sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồ cảm với những khó khăn giống như mình đang đối mặt…

Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây và xin nhớ, đừng lơ là căn bệnh trầm cảm, vì nếu không phát hiện sớm nó sẽ nguy hiểm hơn mức tưởng tượng của chúng ta rất nhiều. Cảnh giác để không bị nó tấn công và cướp mất cuộc sống tươi đẹp của bạn.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh

Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: https://tamlytrilieunhc.com/ 
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
  • Đặt lịch tham vấn: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen 

Cùng chuyên mục

Trầm cảm ẩn

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Trầm cảm ẩn là một trong các dạng trầm cảm không điển hình được che giấu với các biểu hiện đau nhức cơ thể, đau đầu, nhức mỏi chân tay,...

Chữa trầm cảm bằng thiền

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Chữa trầm cảm bằng thiền là giải pháp được rất nhiều chuyên gia khuyến khích vì thực sự mang đến những kết quả tuyệt vời lại cực kỳ tốt cho...

trầm cảm ở nam giới

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, cả nam và nữ giới ở mọi độ tuổi. Trầm cảm ở nam giới mặc dù không...

Mầm sống - Đôi khi, cha mẹ thậm chí không hề quan tâm ý kiến mà đã tự quyết định tương lai con trẻ

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Xem “[Phim ngắn] Mầm Sống - Liệu chúng ta có đang yêu thương con đúng cách?” của Tâm Lý NHC chúng ta mới giật mình nhận ra, áp lực học...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn