Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng sữa mẹ và các biện pháp xử lý an toàn cho bé

Dị ứng sữa mẹ là trường hợp hiếm có nhưng không phải không thể xảy ra ở trẻ nhũ nhi. Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng một số thành phần từ thức ăn của mẹ có thể khiến cơ thể trẻ bị dị ứng, gây nên hiện tượng nổi mề đay, nôn trớ, thở khò khè,…sau khi trẻ bú mẹ.

Dị ứng sữa mẹ là gì?
Dị ứng sữa mẹ là gì?

Dị ứng sữa mẹ là gì? Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Dị ứng sữa mẹ là một loại dị ứng do hệ thống miễn dịch nhầm lẫn một số chất dinh dưỡng là dị nguyên gây hại, dẫn đến những phản ứng chống lại chúng. Điều này vô tình gây ra chứng dị ứng sữa mẹ, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng “kỳ lạ” này đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học xác minh rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có thể giải thích đơn giản vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn khá yếu, khi tiếp xúc với những dưỡng chất lạ có thể khiến hệ thống bị rối loạn, dẫn đến nhầm lẫn dữ liệu.

Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân có thể khiến trẻ bị dị ứng sữa mẹ như:

  • Yếu tố gen di truyền bẩm sinh.
  • Trẻ bú mẹ không hoàn toàn, được cho bú thêm các loại sữa khác như sữa bò, đậu nành rất dễ dẫn đến dị ứng nguy hiểm.
  • Mẹ ăn thực phẩm nhiều đạm, trẻ bú sữa dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, nôn ói.
  • Cơ địa trẻ mẫn cảm, đặc biệt là với protein có trong sữa mẹ.
  • Trẻ bị dị ứng với một số chất có trong thức ăn của mẹ.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ giai đoạn sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi. Lúc này, cơ thể trẻ có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất thông qua sự chuyển hóa thức ăn thành nguồn sữa mẹ. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, mẹ cũng không phải quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Điều cần làm là hãy cẩn thận rà soát lại những nguyên do có thể khiến bé bị dị ứng và khắc phục bằng biện pháp an toàn nhất cho con.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ngay khi bé bú xong. Ngoài ra, một số trường hợp, cơ thể trẻ sẽ có những phản ứng bất thường sau đó vài giờ, có khi là vài ngày.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng sữa mẹ
Trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, tiêu chảy, phân có lẫn máu là dấu hiệu dị ứng sữa mẹ

Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con đang gặp vấn đề, đặc biệt là dị ứng với sữa mẹ như:

  • Nổi mẩn đỏ trên da: Thường khi bị dị ứng sữa mẹ, trẻ nhũ nhi sẽ có biểu hiện phát ban đỏ ngoài da, tương tự như chàm hoặc mề đay. Một số vùng còn có tình trạng sưng phù, phổ biến nhất là ở mặt, tay, chân kèm theo ngứa ngáy làm trẻ khó chịu, hay khóc.
  • Hô hấp bất thường: Trẻ thở khò khè, ho có đờm ở cổ, chảy nước mũi,…
  • Tiêu chảy: Phân lỏng là một biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên theo dõi tình trạng này, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, bé đi vệ sinh nhiều lần có khi phân còn lẫn máu thì chứng tỏ trẻ đang bị dị ứng sữa mẹ.
  • Nôn trớ: Tình trạng ọc sữa, nôn trớ vẫn hay xảy ra sau khi trẻ vừa ăn no. Tuy nhiên, nếu nôn trớ xuất hiện bất thường vào thời gian trong ngày, ngoài giờ ăn của trẻ thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Dấu hiệu này có thể cho thấy bé đang bị dị ứng sữa hoặc gặp một số vấn đề về tiêu hóa nguy hiểm.
  • Quấy khóc thường xuyên: Trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên do, kéo dài có khi ngắt quãng khả năng cao trẻ bị đau bụng do dị ứng sữa mẹ.

Các dấu hiệu của dị ứng sữa mẹ tương đối giống với chứng bất dung nạp đường lactose. Tuy nhiên, hiện tượng bất dung nạp lactose chỉ khiến trẻ đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy không có kèm theo máu.

Tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ nhũ nhi tương đối hiếm. Mức độ dị ứng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và các phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, thông thường những biểu hiện chỉ xuất hiện nhanh chóng, không ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận trên cơ thể con.

Thế nhưng, cũng có trường hợp dị ứng sữa mẹ dẫn đến sốc phản vệ. Đây là tình trạng nguy hiểm, trẻ sẽ bị đau bụng dữ dội, tay chân có hiện tượng co giật, cơ thể mềm nhũn, tím tái, hoặc rơi vào trạng thái hôn mê,…

Sốc phản vệ nguy hại nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ. Chính vì thế, khi thấy con có dấu hiệu bất thường. Cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Cách khắc phục dị ứng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

Khi nhận thấy con có một trong những biểu hiện kể trên, phụ huynh cần đưa trẻ đi kiểm tra y tế được được hướng dẫn cách khắc phục phù hợp. Thông qua việc xác định nguyên nhân gây nên dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện một số biện pháp xử lý.

Cách khắc phục dị ứng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Cách khắc phục dị ứng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

Cụ thể, nếu lý do khiến bé dị ứng là do thức ăn mẹ nạp vào có thành phần không tốt cho cơ thể trẻ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống trong 2 – 4 tuần. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý như:

  • Sữa bò, ngô, trứng hoặc đậu nành: Các thực phẩm này được khuyến cáo mẹ nên ít sử dụng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con. Qua nghiên cứu trên 100 trẻ sơ sinh, có đến 65% trong số đó bị dị ứng với nhóm thực phẩm này, đặc biệt là sữa bò.
  • Đậu phộng, lúa mì, socola: Đây cũng là nhóm thực phẩm dễ khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi bú.
  • Tỏi, hành tây: Một số trường hợp trẻ bị đau bụng, buồn nôn sau bú nếu mẹ trước đó có ăn thức ăn nhiều tỏi và hành tây.
  • Thức ăn có mùi: Những thực phẩm có hương vị lạ, nặng mùi mẹ nên hạn chế sử dụng trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Vì những mùi vị này có thể khiến cơ thể trẻ bị dị ứng, đặc biệt là trường hợp rối loạn hệ tiêu hóa khiến con hay tiêu chảy, buồn nôn vô cớ.
  • Thức ăn cay, nóng: Khi mẹ ăn thức ăn có ớt hoặc các loại gia vị cay nồng thì tỉ lệ trẻ quấy khóc nhiều hơn. Đây là dạng dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh, có thể kéo dài 24 tiếng và khả năng diễn biến trầm trọng hơn.

Mẹ nên lưu ý những thực phẩm kể trên và sử dụng những thực phẩm sạch giúp bé bổ sung các dưỡng chất an toàn. Nếu thấy con có những biểu hiện dị ứng, mẹ nên ngừng ăn những loại thực phẩm nghi ngờ ảnh hưởng đến con, cho đến khi con đủ 9 – 12 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, đa số trẻ em sẽ không còn bị dị ứng nữa.

Bên cạnh đó, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú sữa và theo dõi tình trạng dị ứng trên cơ thể trẻ, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm cần đưa trẻ đi khám ngay. 

Loại sữa có thể thay thế sữa mẹ cho bé

Một số trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa mẹ không chịu bú hoặc mẹ không tiết đủ sữa cho con, bạn có thể cho trẻ uống thêm sữa ngoài.

Nhưng cần lưu ý, chỉ sử dụng sữa công thức có chứa protein đã được thủy phân cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa. Cần cho con bú trở lại khi đã đảm bảo được chế độ dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Loại sữa có thể thay thế sữa mẹ cho bé
Có thể cho trẻ bú thêm sữa công thức trong giai đoạn dị ứng sữa mẹ để bổ sung dinh dưỡng

Một số loại sữa công thức có thể sử dụng cho con như:

  • Sữa bột dành cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể thay thế cho trẻ bú sữa bột dành riêng cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời để thay cho giai đoạn trẻ bị dị ứng với sữa mẹ. Thông thường, loại sữa này sẽ có công thức tương tự như sữa mẹ, đáp ứng nhu cầu cho các bé từ 4 – 6 tháng đầu.

  • Sữa bột đặc biệt

Sữa bột đặc biệt được sản xuất theo nhu cầu khác nhau với thành phần và công thức đặc biệt cho trẻ nhũ nhi. Một số loại như: Sữa cho bé nhẹ cân, sữa không có thành phần đường lactose, sữa protein thủy phân, sữa giảm nôn trớ hoặc sữa bột axit hóa,…

  • Sữa ít bị dị ứng

Trong sữa ít dị ứng sẽ chứa hàm lượng đạm được thủy phân một nửa hoặc hoàn toàn, nhờ men phân cắt protein có tên gọi protease. Thông qua sử dụng sữa này trẻ có thể hạn chế được các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, chàm,…

Cách phòng ngừa tình trạng dị ứng sữa mẹ

Để phòng ngừa tình trạng dị ứng sữa mẹ cho trẻ, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con. Nên ăn rau xanh và bổ sung trái cây phù hợp.
  • Nên uống đủ nước để chuyển hóa các dưỡng chất trong cơ thể tốt hơn để có sữa cho con bú. 
  • Luyện tập các bài vận động nhẹ nhàng để cân bằng lại nội tiết trong cơ thể, điều hoàn nội tiết giúp các chất dinh dưỡng chuyển hóa thành sữa tốt hơn.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị bệnh nếu không có sự chỉ định của bác sĩ trong thời gian cho con bú mẹ.
  • Đặc biệt tránh xa bia rượu, thức uống có gas, cồn, thuốc lá,…để bảo vệ sức khỏe cho con, phòng tránh dị ứng sữa mẹ.
  • Chú ý quan sát trạng thái của trẻ khi mẹ ăn những món ăn mới, giúp phát hiện sớm những bất ổn và kịp thời điều chỉnh.
  • Nếu trường hợp trẻ đã bị dị ứng sữa mẹ, mẹ không nên ngưng bú hoàn toàn mà phải tiếp tục cho con bú. Thay vào đó, mẹ nên tìm hiểu những thực phẩm có thể làm trẻ khó chịu, kích ứng và thay đổi sang loại phù hợp hơn với nhu cầu của con. 
  • Tình trạng dị ứng sữa mẹ sẽ tự khỏi khi trẻ bước qua giai đoạn 9 tháng tuổi, không cần sử dụng thuốc hay bất kỳ phương pháp khắc phục xâm lấn nào. Chỉ can thiệp y tế đối với những trường hợp nặng, có dấu hiệu sốc phản vệ.

Dị ứng sữa mẹ là tình trạng không phổ biến, chỉ xuất hiện ở một số trường hợp và không quá nguy hiểm nếu biết điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể khiến cơ thể trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và nổi nhiều mẩn ngứa trên da. Do đó, phụ huynh cần quan sát sự phát triển của con hết sức kỹ càng, để xử lý kịp thời những bất ổn, bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Cùng chuyên mục

Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng da mặt là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là nữ giới. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên...

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng phổ biến, vì trong giai đoạn mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch ở người mẹ thường nhạy...

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens...

Dị ứng bao cao su bao lâu khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Dị ứng bao cao su bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bởi khi khởi phát nó gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát...

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em là tình trạng phổ biến, bệnh có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay và một số biểu hiện như sốt, đau...

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì?

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì để phòng bệnh?

Bên cạnh điều trị các triệu chứng của dị ứng thời tiết thì việc kiêng cữ để bệnh không trở nên nghiêm trọng là rất cần thiết. Vậy người bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn