Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thịt bò không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với một số triệu chứng ở cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Đối với các trường hợp nhẹ, triệu chứng có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau vài ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu dị ứng làm bùng phát các triệu chứng có mức độ nặng, cần chủ động thăm khám để kịp thời kiểm soát và phòng ngừa biến chứng sốc phản vệ.

Dị ứng thịt bò là gì?

Dị ứng thịt bò là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với các thành phần có trong thịt bò. Trên thực tế, các loại thực phẩm và đồ uống đều có khả năng gây dị ứng. Tuy nhiên, thịt bò, hải sản, các loại đậu, lúa mì,… là các nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao do chứa hàm lượng đạm dồi dào.

dị ứng thịt bò là bệnh gì
Thịt bò là thực phẩm dễ gây dị ứng

Dị ứng thịt bò thường xảy ra ở những người có nhóm máu A hoặc O. Người mang nhóm máu B hoặc AB chứa kháng nguyên B có cấu trúc tương tự protein trong thịt bò. Điều này giúp cơ thể dễ dàng dung nạp và hạn chế được nguy cơ dị ứng khi sử dụng thịt bò và một số loại thịt đỏ khác.

Ngoài ra, dị ứng thịt bò cũng có thể khởi phát do đường alpha-gal (một loại đường đặc biệt có trong hầu hết các loại động vật có vú – trừ con người). Vì vậy khi dung nạp, cơ quan nội tạng thường không thể chuyển hóa hoàn toàn, dẫn đến tình trạng tích tụ đường trong cơ thể và kích thích phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.

Nhận biết dị ứng thịt bò

Sau khi dung nạp thịt bò khoảng vài phút đến vài giờ, cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Mức độ dị ứng có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng tùy vào phản ứng miễn dịch ở từng cá thể.

Hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng thịt bò nói riêng đều phát sinh biểu hiện lâm sàng ở da, cơ quan hô hấp và đường tiêu hóa.

1. Triệu chứng dị ứng thịt bò mức độ nhẹ

Dị ứng thịt bò nhẹ thường chỉ gây ra tổn thương ngoài da. Ở trường hợp này, triệu chứng khởi phát chậm, tiến triển trong thời gian ngắn và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị.

Bị dị ứng thịt bò phải làm sao
Dị ứng thịt bò có mức độ nhẹ hầu như chỉ khiến da đỏ, nổi mề đay, nóng rát và ngứa ngáy

Một số triệu chứng dị ứng thịt bò có mức độ nhẹ, bao gồm:

  • Da nổi các đốm mề đay, phát ban có màu hồng hoặc đỏ
  • Tổn thương da gây nóng rát nhẹ, châm chích và ngứa ngáy
  • Có thể bị ngứa nhẹ ở cổ họng

2. Dấu hiệu dị ứng thịt bò có mức độ trung bình

Đối với dị ứng ở mức độ trung bình, histamine (chất trung gian gây dị ứng) được phóng thích vào da và niêm mạc với hàm lượng tương đối lớn. Do đó ngoài tổn thương da, dị ứng thịt bò ở mức độ trung bình còn gây ra một số triệu chứng ở cơ quan tiêu hóa và hô hấp.

ăn thịt bò bị dị ứng
Ngoài tổn thương da, dị ứng thịt bò còn gây đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thịt bò ở mức độ trung bình, bao gồm:

  • Sẩn ngứa, ban da có xu hướng xuất hiện đột ngột và phạm vi ảnh hưởng rộng
  • Da ngứa ngáy, sưng nóng và châm chích
  • Ngứa mũi, sổ mũi và hắt hơi
  • Cổ họng ngứa, ho khan
  • Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy

Đối với trường hợp này, các triệu chứng có xu hướng kéo dài hơn vài ngày và bắt buộc phải can thiệp điều trị. Nếu không xử lý đúng cách, triệu chứng có thể tiến triển trong nhiều tuần và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

3. Biểu hiện của dị ứng thịt bò có mức độ nặng

Dị ứng thịt bò mức độ nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Đây là tình trạng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể gây tử vong nếu không xử lý trong thời gian sớm.

Bị dị ứng thịt bò phải làm sao
Ở các trường hợp nặng, dị ứng có thể gây khó thở, sưng lưỡi và kích thích cơn hen cấp bùng phát

Dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ do dị ứng thịt bò, bao gồm:

  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng đầu
  • Cổ họng sưng, nghẹn và khó thở
  • Ngất xỉu, mất ý thức
  • Sốc phản vệ có thể kích thích cơn hen cấp, viêm mũi/ viêm xoang dị ứng bùng phát

Nguyên nhân gây dị ứng thịt bò

Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể tìm ra nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm nói chung và thịt bò nói riêng. Các thành phần gây dị ứng trong thịt bò chỉ kích thích phản ứng miễn dịch ở một số cá thể nhất định.

Khi dung nạp thịt bò, hệ miễn dịch có thể xác định protein và một số thành phần trong thực phẩm là “chất có hại” và có xu hướng đối kháng bằng phản ứng dị ứng. Ban đầu, hệ miễn dịch hoạt hóa tế bào lympho, tế bào mast, sau đó tăng nồng độ kháng nguyên trong máu và giải phóng histamine vào niêm mạc, da.

Histamine là chất trung gian gây dị ứng, có khả năng kích thích phản ứng viêm, ngứa ngáy và gây co thắt quá mức ở thành phế quản, khí quản,…

Cách trị dị ứng thịt bò tại nhà
Người có nhóm máu O và A có nguy cơ bị dị ứng với thịt bò và một số loại thịt đỏ khác

Mặc dù không thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy dị ứng thịt bò có khả năng khởi phát khi có những yếu tố sau:

  • Mang nhóm máu O hoặc A: Như đã đề cập, người mang nhóm máu O và A không chứa kháng nguyên B nên không có khả năng chuyển hóa với chất gây dị ứng có trong thịt bò. Trong khi đó, người thuộc nhóm máu B và AB có kháng nguyên B nên ít bị dị ứng khi dung nạp thịt bò và một số loại thịt đỏ khác.
  • Đang bị nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch phải hoạt động liên tục để bảo vệ cơ thể và kiểm soát các tác nhân có hại như virus, nấm, vi khuẩn,… Do đó, hệ miễn dịch thường có phản ứng thái quá khi cơ thể dung nạp thịt bò và một số loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao.
  • Mắc các bệnh dị ứng: Hầu hết những trường hợp mắc các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng và hen suyễn đều có thể địa nhạy cảm và dễ bị kích thích. Do đó những đối tượng này thường có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao hơn người khỏe mạnh.
  • Chức năng nội tạng chưa phát triển hoàn hỉnh/ suy giảm: Khi dung nạp thịt bò, các chất dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ được hấp thu ở ruột non, chuyển hóa qua gan và đào thải qua ruột già. Tuy nhiên chức năng nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh (trẻ em) hoặc suy yếu (người cao tuổi) có thể khiến chất dinh dưỡng không được chuyển hóa hoàn toàn, bị ứ đọng trong cơ thể và kích thích phản ứng thái quá của hệ miễn dịch.
  • Tiền sử gia đình: Hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm đều có tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến cơ địa.

Dị ứng thịt bò là phản ứng liên quan đến hoạt động quá mức của hệ miễn dịch, khác với tình trạng sử dụng quá nhiều thịt bò, dùng thịt bò chưa làm chín hoàn toàn hoặc sử dụng thực phẩm nhiễm bẩn.

Cách xử lý dị ứng thịt bò ngay tại nhà

Ngay khi bùng phát các triệu chứng dị ứng, bạn có thể tiến hành một số mẹo xử lý tại nhà sau:

1. Gây nôn khi cần thiết

Trong trường hợp dị ứng thịt bò gây ngứa ngáy dữ dội, da viêm đỏ, phù nề, đau bụng, ngứa cổ họng và tiêu chảy, bạn nên gây nôn bằng cách đưa tay vào kích thích vòm họng. Biện pháp này giúp nôn hoàn toàn thực phẩm gây dị ứng và phòng ngừa biến chứng sốc phản vệ.

Tuy nhiên, việc gây nôn chỉ đem lại hiệu quả đối với các trường hợp bùng phát triệu chứng chỉ sau một thời gian ngắn. Nếu triệu chứng khởi phát chậm sau khoảng vài giờ, thức ăn hầu như đã được tiêu hóa hoàn toàn.

2. Áp dụng mẹo chữa tại nhà

Sau khi gây nôn, bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng ngoài da, tiêu hóa và hô hấp với một số mẹo chữa tại nhà sau:

cách trị dị ứng thịt bò
Nghỉ ngơi đúng cách giúp phục hồi cơ thể và cải thiện các triệu chứng do dị ứng gây ra
  • Tắm nước mát/ chườm lạnh: Tổn thương da do dị ứng thường gây nóng rát, châm chích và ngứa ngáy dai dẳng. Để làm giảm tình trạng này, bạn có thể chườm lạnh hoặc tắm nước mát vài lần/ ngày.
  • Dưỡng ẩm da: Sau khi vệ sinh cơ thể, nên thoa kem dưỡng ẩm lên da để giảm viêm đỏ, ngứa ngáy và hỗ trợ phục hồi các tế bào hư tổn. Ngoài ra, kem dưỡng còn giúp làm dịu da, tái tạo màng bảo vệ và hạn chế mề đay lây lan rộng.
  • Uống trà gừng: Uống trà gừng ấm có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ngứa, ho khan và chống buồn nôn. Ngoài ra, hoạt chất Gingerol trong gừng còn có hiệu quả giảm viêm, điều hòa hoạt động tiêu hóa và kháng dị ứng.
  • Rửa mũi với nước muối sinh lý: Nếu bị hắt hơi và sổ mũi nhiều, bạn có thể rửa mũi với nước muối sinh lý để làm dịu niêm mạc hô hấp, tăng dẫn lưu dịch tiết và giảm các triệu chứng khó chịu do dị ứng thịt bò gây ra.
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là biện pháp cần thiết khi cơ thể bị dị ứng. Nghiên cứu cho thấy, nghỉ ngơi đúng cách giúp phục hồi thể trạng, ổn định chức năng đề kháng và điều hòa các phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Khi bị dị ứng, bạn cần tránh sử dụng các nhóm thực phẩm có khả năng kích ứng cao như thịt đỏ, trứng, hải sản, các loại đậu và lúa mì. Thay vào đó, nên dùng các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, gạo, cá hồi,… để phục hồi sức khỏe và giảm nhẹ các triệu chứng tiêu hóa do dị ứng thịt bò gây ra.

Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ, triệu chứng có khả năng thuyên giảm hoàn toàn sau khi áp dụng các mẹo chữa tại nhà.

Dị ứng thịt bò có cần sử dụng thuốc?

Nếu dị ứng dẫn đến sốc phản vệ hoặc các triệu chứng không thuyên giảm khi chăm sóc tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và test phản ứng da để chắc chắn các triệu chứng khởi phát bắt nguồn từ dị ứng thịt bò.

cách trị dị ứng thịt bò
Trong trường hợp cần thiết, nên sử dụng thuốc để kiểm soát dị ứng và phòng ngừa biến chứng

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Epinephrine: Epinephrine được sử dụng cho các trường hợp bùng phát cơn hen cấp hoặc có nguy cơ sốc phản vệ. Thuốc có tác dụng tăng lực bóp của tim, chống co thắt phế quản và giảm trương lực đường ruột.
  • Thuốc kháng histamine: Histamine là chất trung gian được giải phóng khi bị dị ứng. Thành phần này chính là nguyên nhân gây tổn thương da, viêm niêm mạc hô hấp và tiêu hóa. Thuốc kháng histamine (Loratadin, Chlorpheniramin) được sử dụng nhằm kháng dị ứng, cải thiện các triệu chứng hô hấp và da liễu do dị ứng thịt bò gây ra.
  • Thuốc corticoid: Trong trường hợp dị ứng thịt bò gây phù nề mặt, sưng mí mắt và sưng lưỡi, bác sĩ có thể chỉ định corticoid ở dạng khí dung hoặc dạng uống. Tuy nhiên do có nguy cơ cao nên thuốc chỉ được sử dụng khi cần thiết với liều thấp nhất có cải thiện.
  • Thuốc chống xung huyết: Đối với những trường hợp phát sinh viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang dị ứng sau khi ăn thịt bò, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống xung huyết dạng khí dung như Phenylephrine và Pseudoephedrine. Thuốc có tác dụng co mạch từ đó làm giảm hiện tượng xung huyết và cải thiện các triệu chứng hô hấp do dị ứng thức ăn gây ra.
  • Kem bôi chứa Menthol: Nếu thương tổn da nóng rát và ngứa ngáy nhiều, bạn có thể sử dụng kem bôi chứa Menthol để làm mát da, giảm viêm sưng và ngứa ngáy. Loại thuốc này được sử dụng trực tiếp lên vùng da thương tổn 2 – 4 lần/ ngày.

Trên thực tế, bác sĩ có chỉ định một số loại thuốc khác tùy vào triệu chứng, độ tuổi và mức độ dị ứng ở từng trường hợp cụ thể.

Phòng ngừa dị ứng thịt bò bằng cách nào?

Thống kê cho thấy, dị ứng thịt bò thường có mức độ nhẹ hơn so với dị ứng hải sản, mè hoặc đậu phộng. Tuy nhiên nếu không chủ động phòng ngừa, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần và gây phiền toái trong đời sống sinh hoạt.

cách trị dị ứng thịt bò
Không sử dụng thịt bò là cách phòng ngừa dị ứng hiệu quả nhất

Để hạn chế dị ứng thịt bò, bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa như:

  • Tuyệt đối không dung nạp thịt bò và các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng. Đồng thời nên thận trọng về nguy cơ dị ứng chéo giữa các loại thịt đỏ khác như thịt heo, thịt cừu,…
  • Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn được làm từ thịt bò như xúc xích, pate, thịt xông khói,… Mặc dù chỉ chứa lượng thịt bò nhỏ nhưng các sản phẩm này vẫn có khả năng kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch.
  • Xem xét bảng thành phần của thực phẩm đóng hộp để hạn chế sử dụng sản phẩm chứa bò và một số loại thịt đỏ khác.
  • Có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại thực phẩm giàu đạm dễ chuyển hóa và ít gây dị ứng như nấm, cá hồi, thịt gà,…
  • Nên thông báo tiền sử dị ứng thức ăn cho nhân viên nhà hàng để tránh sử dụng món ăn hoặc các loại nước sốt chứa thực phẩm gây dị ứng.

Dị ứng thịt bò là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với protein và một số thành phần trong thực phẩm. Trong trường hợp phát sinh các triệu chứng dị ứng nặng, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời và phòng ngừa biến chứng sốc phản vệ.

Tham khảo thêm: 

Cùng chuyên mục

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên môn, các triệu...

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có nguy hiểm không?

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và mẹo xử lý cực đơn giản

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa gây tổn thương da, khiến người bệnh mất tự tin. Nếu không xử lý kịp thời và chăm sóc da đúng cách...

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong các thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ...

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng bột ngọt xảy ra không phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Khi mắc phải, người dùng...

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu?

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Ngủ dậy bị sưng môi trên nhưng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu nguy hiểm vì trong trường hợp này, môi cũng không có bất kỳ vết thương nào...

dị ứng mỹ phẩm

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Thiếu cẩn trọng trong việc lựa chọn, cộng thêm dùng mỹ phẩm không đúng cách sẽ rất dễ gây dị ứng, nhất là ở những người có làn da nhạy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn