Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Bệnh vảy nến là hiện tượng các tế bào da sản sinh một cách nhanh chóng, gây ra tổn thương da, đóng vảy trắng khó chịu. Bệnh có xu hướng lan rộng sang các vùng da khác, tác động đến sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như thuốc và và các biện pháp điều trị hiệu quả, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả
Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Bệnh vảy nến da đầu là gì?

Bệnh vảy nến da đầu là một trong những trường hợp của bệnh vảy nến thường gặp ở nhiều người. Bệnh khởi phát các mô tế bào ở tầng thượng bì bị rối loạn, từ đó dẫn đến hiện tượng da bị viêm đỏ, các lớp tế bào da chồng chất lên nhau dày cộm và có xu hướng bong tróc. Bệnh vảy nến da đầu kéo dài dai dẳng và thường hay tái lại theo từng đợt.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến da đầu. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu mô bệnh học, di truyền và dịch tễ học, cho thấy bệnh lý này có liên quan đến sự bất thường của nhiễm sắc thể thứ 6 cùng với các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể.

Theo thống kê ghi nhận được có hơn 51% ca bệnh vảy nến xuất hiện các tổn thương ở khu vực da đầu. Tuy bệnh kéo dài dai dẳng nhưng được các chuyên gia đánh giá là căn bệnh lành tính, không gây ảnh nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Nhưng bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ, tâm lý e ngại, tự ti trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu

Tuy nguyên nhân cụ thể của bệnh vảy nến da đầu chưa được xác định. Nhưng trong quá trình nghiên cứu và điều trị, các chuyên gia đã chỉ ra bệnh có liên quan đến hiện tượng rối loạn da và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch.

Gen khởi phát bệnh vảy nến da đầu được xác định nằm ở nhiễm sắc thể số 6 (B13, HLA-DR7, BW16, BW17). Gen ra ra bệnh sẽ hoạt động khi có các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể kích hoạt.

Những yếu tố này sẽ tác động đến tế bào lympho T, gây ra tình trạng bất thường của hệ thống miễn dịch ở tầng thượng bì. Từ đó làm mất kiểm soát quá trình hoạt động và tăng trưởng thượng bì, tăng gián phân kế đến rút ngắn chu trình chuyển hóa của tế bào thượng bì gây ra bệnh vảy nến da đầu.

Chu chuyển các các tế bào thượng bì ở người bệnh vảy nến da đầu thường sẽ từ 2 đến 4 ngày. Trong khi với người bình thường quá trình này sẽ diễn ra từ 22 đến 30 ngày. Hiện tượng tăng sinh các tế bào trên da đầu quá mức là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu

Các yếu tố khiến bệnh vảy nến da đầu bùng phát và kéo dài dai dẳng bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu ông bà hoặc ba mẹ có tiền sử mắc các bệnh ngoài da như bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, chàm tổ đỉa, hay bệnh vảy nến thì nguy cơ bạn mắc bệnh vảy nến và vảy nến da đầu sẽ cao hơn.
  • Bị nhiễm trùng: Theo các nghiên cứu cho thấy, bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn, nhóm retrovirus là một trong các tác nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu, các yếu tố này sẽ kích thích tế bào lympho T làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh các tế bào sừng.
  • Tác động cơ học: Khi chà xát hay cào gãy mạnh lên vùng da đầu có thể gây ra các tổn thương, từ đó kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng rối loạn da và gây ra bệnh vảy nến da đầu.
  • Rối loạn chuyển hóa lượng đường đạm: Trường hợp bị rối loạn quá trình chuyển hóa đường đạm cũng có thể gây ra bệnh vảy nến da đầu. Ngoài ra, tình trạng tổn thương vùng da đầu có xu hướng lan rộng sang các khu vực khác nếu người bệnh không có chế độ ăn uống hợp lý.
  • Căng thẳng thần kinh: Một số yếu tố có liên quan đến hệ thần kinh như căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm trong thời gian dài có thể kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động và làm bùng phát bệnh vảy nến da đầu.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Khác với da của người bình thường, làn da của người bị bệnh vảy nến da đầu sử dụng mức oxy hóa cao hơn 400%. Hiện tượng này làm tăng quá trình tổng hợp ADN, thúc đẩy gián phân khiến các tế bào da sản sinh một cách nhanh chóng.
  • Một số yếu tố khác: Bên cạnh các nguyên nhân trên, bệnh vảy nến da dầu còn có thể bùng phát khi bạn bị dị ứng với dầu gội, rối loạn nội tiết tố, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp,…

Các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu thông thường khi khởi phát sẽ có các dấu hiệu nhận biết rõ ràng, vùng tổn thương sẽ tập trung ở da đầu có thể lan xuống vùng sau gáy.

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh vảy nến da đầu bao gồm:

  • Vùng da đầu sẽ xuất hiện những mảng da màu đỏ hoặc hồng, hình dạng và kích thước đa dạng (thông thường kích thước sẽ từ vài mm đến vài cm).
  • Khi sờ vào các vùng da bị tổn thương sẽ bị nổi cộm và có giới hạn rõ ràng.
  • Bề mặt da bị tổn thương xuất hiện các lớp vảy trắng chồng chất lên nhau.
  • Những vảy trắng này rất dễ bong tróc, có thể bong thành từng hoặc các bụi mịn.
  • Vảy nến có thể lan rộng sang các vùng da lân cận như sau gáy, vùng trán, vùng sau tai.
  • Bệnh vảy nến da đầu hầu hết đều không gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay châm chích. Chỉ có khoảng 20% ca bệnh có biểu hiện ngứa ngáy.
  • Vảy nến da đầu thường sẽ bị ngứa nhiều hơn so với các bệnh vảy nến khác. Vì đây là khu vực tiết dầu, khó làm sạch cũng như tần suất tiếp xúc cao.
  • Bệnh nếu không kiểm soát kịp thời có thể gây ra bội nhiễm, nhiễm nấm và một số biến chứng khác.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Bệnh vảy nến da đầu khởi phát do gen nhiễm bệnh ở nhiễm sắc thể số 6, bệnh tác động bởi yếu tố di truyền cộng hưởng với các yếu tố bên ngoài môi trường. Do đó, vảy nến da đầu không có nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Đối với trường hợp có cả ba và mẹ mắc phải bệnh lý này thì tỷ lệ di truyền có thể tăng cao hơn.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không?
Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Bệnh vảy nến da đầu được xem là một trong các bệnh ngoài da lành tính, chỉ gây ra các tổn thương ngoài da, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh bệnh gây ra biến chứng như viêm khớp vảy nến hay vảy nến thể đỏ ở toàn thân.

Bệnh vảy nến da đầu thuộc bệnh mãn tính, kéo dài và có xu hướng tái phát nhiều lần. Bệnh có 2 giai đoạn chính: Giai đoạn bệnh bùng phát và giai đoạn ổn định (lúc này các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm).

Những tổn thương do bệnh lý này gây ra, ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những trường hợp bệnh tái lại thường xuyên khiến bệnh nhân có tâm lý chán nản, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh vảy nến da đầu là lớp sừng bông liên tục, điều này dẫn đến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác như nấm da đầu, viêm da bã nhờn, hoặc các tổn thương thứ phát phát sinh ở dạng chàm.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh vảy nến da đầu. Các loại thuốc và biện pháp điều trị hiện nay chỉ có thể giúp kiểm soát các tổn thương và triệu chứng của bệnh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Các loại thuốc Tây sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh vảy nến da đầu nhanh chóng và hiệu quả. Tùy vào tình trạng tổn thương lan rộng, mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.

Các loại thuốc Tây thường được các bác sĩ dùng trong điều trị bệnh vảy nến da đầu bao gồm:

Retinoid: Đây là thuốc được ưu tiên dùng trong điều trị bệnh vảy nến và bệnh vảy nến da đầu. Retinoid có tác dụng ức chế các tế bào da sinh trưởng, điều chỉnh hệ miễn dịch và ngăn ngừa tổn thương lan rộng

Thuốc Methotrexate: Công dụng chính của thuốc Methotrexate là kháng lại axit folic, làm ức chế quá trình tổng hợp các axit nucleic. Từ đó, làm giảm hiện tượng tăng sinh ở tế bào thượng bì. Tuy nhiên, thuốc được chỉ định khi các tổn thương do vảy nến lan hơn 50% trên cả cơ thể, thuốc hầu như không được áp dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh vảy nến da đầu
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh vảy nến da đầu

Nhóm thuốc kháng Histamin H1: Các loại thuốc kháng Histamin H1 dùng trong điều trị bệnh vảy nến da đầu có tác dụng làm giảm nhẹ vùng bị tổn thương, cải thiện tình trạng đau rát (nếu có).

Acid salicylic: Thuốc có chứa Acid salicylic sẽ giúp tái tạo lại các tế bào da bị tổn thương và ngăn ngừa tình trạng lây lan của bệnh. Ngoài ra, hoạt chất này còn có trong các loại dầu gội chuyên dùng cho người bị bệnh vảy nến da đầu.

Các viên uống bổ sung: Bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh dùng một số viên uống bổ sung để tăng cường kháng thể, kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt hơn. Các viên uống bổ sung bao gồm: Vitamin B12, Vitamin C, Biotin, Vitamin H3.

Các biện pháp điều trị tại chỗ

Bên cạnh việc dùng thuốc điều Tây điều trị bệnh vảy nến da đầu, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để áp dụng các biện pháp chữa trị tại chỗ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Sử dụng dầu gội kháng nấm: Với trường hợp bị bị vảy nến da đầu có hiện tượng nhiễm nấm. Lúc này người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu gội kháng nấm như Ketoconazole, Selenium sulfide,…

Thuốc làm bong vảy: Các loại thuốc bong vảy, bạt sừng sẽ có tác dụng làm bong tróc các lớp vảy trắng trên da đầu nhẹ nhàng mà không làm tổn thương hay chảy máu, giảm tình trạng á sừng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với các loại dầu chuyên dùng cho người bị vảy nến da đầu để làm giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Các loại thuốc bôi: Trường hợp vùng tổn thương lan ra sau gáy, hay sau tai, ở trán thì bạn có thể dùng các thuốc bôi ngoài như Goudron, Anthralin, Corticoid, Calcipotriol,…

Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị  tại chỗ để chữa bệnh vảy nến da đầu người bệnh cũng nên cẩn trọng vì có thể gây kích ứng da đầu, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để điều trị tốt hơn.

Biện pháp kiểm soát bệnh vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu kéo dài và thường xuyên tái phát nhiều lần. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau để kiểm soát các tổn thương do bệnh gây ra cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Biện pháp kiểm soát bệnh vảy nến da đầu
Biện pháp kiểm soát bệnh vảy nến da đầu

Các biện pháp chăm sóc bệnh vảy nến da đầu và ngăn ngừa bệnh tái phát như sau:

  • Gội đầu 2 ngày 1 lần, sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ, chuyên dùng cho người bệnh vảy nến da đầu. Khi gội, bạn nên kết hợp massage nhẹ nhàng để làm sạch các lớp dầu trên da, đồng thời làm các lớp vảy bong da nhẹ nhàng. Tránh tình trạng chà xát hay cào mạnh có thể khiến da tổn thương gây nhiễm trùng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có nguy cơ kích ứng cao như hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời, các thực phẩm gây dị ứng, thức uống chứa cồn,…
  • Trong thời gian điều trị tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích và hút thuốc lá.
  • Tránh căng thẳng, áp lực, rối loạn cảm xúc vì sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vòa đó hãy xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dụng thể thao để tăng cường kháng thể chống lại bệnh.
  • Người bị vảy nến da đầu có thể tắm nắng mỗi ngày từ 5 đến 10 phút, khung giờ tốt nhất để tắm nắng là từ 6:00 đến 9:30. Trong nắng sáng có chứa các vitamin D giúp điều hòa các hoạt động của hệ miễn dịch, kiểm soát các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu hiệu quả.
  • Phòng ngừa các bệnh do nhiễm trùng gây ra như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng,…Khi bị nhiễm trùng sẽ kích thích các yếu tố gây ra bệnh vảy nến da đầu và khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dung nạp các thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tổn thương do bệnh gây ra.

Bệnh vảy nến da đầu tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, cũng không gặp phải các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy dữ dội. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ cũng như tác động xấu đến làn da. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

móng tay bị rỗ

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Móng tay bị rỗ là tình trạng thường gặp có thể đi kèm với một số biểu hiện khác. Điển hình như móng tay dày lên, thay đổi màu sắc...

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y - Phương pháp an toàn hiệu quả

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Chữa vảy nến bằng Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Ưu điểm của cách chữa...

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da rất khó điều trị, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có các biện pháp kiểm soát và...

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Thuốc mỡ corticoid, Retinoid, Methotrexate, thuốc sinh học,... là các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay. Trên thực tế, bác...

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

"Bệnh vảy nến da đầu có lây không?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là bệnh da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng...

Bình luận (30)

  1. NN LL says: Trả lời

    Tui mới phát hiện bị vảy nến da đầu phần sau gáy, cũng không ngứa lắm chỉ hay bị gàu nhiều thôi. Tôi lại đang có kế hoạch học bơi nữa, thì việc học bơi có ảnh hưởng gì không

    1. Đồ Gỗ Handmade Hòa Bình says: Trả lời

      Chắc là không, tôi cũng đi bơi tuần 2 lần mà có sao đâu, về gội đầu bằng dầu gội trị nấm cho sạch, vì nước chỗ bể bơi cũng không phải là quá sạch đâu

    2. Lê Thị Thanh Trang says: Trả lời

      Mua cái mũ cao su che đầu mà đội vào lúc bơi là được

  2. Joker Gravity says: Trả lời

    Có ai bị vẩy nến da đầu lâu năm mà chữa được khỏi không ạ bày cách em với. Em bị từ hồi lớp 11 đến giờ đã 5 năm rồi, mà cứ đỡ được 1-2 tuần là lại bị lại. Cái bệnh này nó không đau nhưng gây khó chịu kinh khủng. Em muốn stress vì nó mất

    1. Hòa says: Trả lời

      Không chữa được dứt điểm mà chỉ đỡ đỡ hơn thôi bạn ạ, kiểu bị thì mình dùng thuốc rồi thời gian sau nó sẽ lại tái phát lại thôi. Chịu khó tìm mấy cái dầu gội thảo dược trị nấm da dầu ấy, mình hay dùng thấy cũng đỡ gàu lắm

    2. Hoa Mộc Lan says: Trả lời

      Năm tôi 26 tuổi tự nhiên phát hiện có mấy mảng đỏ đỏ, dày lên ở phần da đầu phía sau đầu. Lúc đầu tôi tưởng do mấy cái vòng hoa giả mặc lúc tập văn nghệ không sạch nên chà xát lên da gây viêm, nên chỉ bôi coccxin kháng sinh chứ không để ý lắm. Nhưng hơn 2 tuần rồi mà nó vẫn không lành, còn có xu hướng lan rộng hơn. Lúc gội đầu thấy tóc rụng từng búi mà gầu nhiều vô kể. Mẹ đưa đi khám da liễu thì mới biết tôi bị vảy nến da dầu. Điều trị theo thuốc da liễu bác sĩ kê được tầm 15 ngày thì thấy đỡ đỡ hơn, mấy vết vảy nến cũng tự bong ra. Nhưng một thời gian sau lại bị tái phát, không những thế còn lan rộng hơn nữa. Đến hôm giỗ nhà tôi đến nhà bác trưởng thì mới biết hóa ra bác tôi cũng từng bị vảy nến giống tôi, mà đã chữa khỏi được nhờ bài thuốc nam thanh bì dưỡng thang can rồi. Thế là tôi cũng hỏi thăm rồi khám thử. Đến khi nhận thuốc về mới uống được tuần thì thấy nó nổi tùm la tùm lum cả lên lưng nữa, áo quần dính đầy phấn trắng vụn vụn từ người tôi. Vì đã được bác sĩ làm công tác tư tưởng từ trước nên tôi vẫn bình tĩnh uống tiếp. Quá trình điều trị tổng là mất 4 tháng, và rất may là đến bây giờ hơn 1 năm nhưng tôi chưa hề bị tái phát lần nào. Bác sĩ cũng biết tóc tôi mỏng nên kê thêm mấy vị thuốc vào, bây giờ tóc tôi cũng đã dày lên rất nhiều, da sạch bong láng mịn luôn. Đến giờ tôi vẫn lưu mấy bài viết của tạp chí y học về bệnh này, chia sẻ lại cho mọi người tham khảo nhé https://www.vpeg.vn/trung-tam-thuoc-dan-toc-chua-vay-nen-hieu-qua-ngan-ngua-tai-phat/

    3. Nhật Nguyễn says: Trả lời

      Đúng là con gái mà bị cái bệnh này nó khổ lắm, nhất là nó làm tóc yếu rồi gãy rụng nữa, đầu con em mình giờ nhìn tóc lưa thưa mà thấy tội. Cũng đang dùng thanh bì dưỡng thang can mới được 2 tuần, mà chưa thấy có cải biến gì, mình lo nên lên mạng tìm hiểu, thấy chia sẻ của bạn cũng yên tâm phần nào

    4. No Lanh says: Trả lời

      Chị Hoa Mộc Lan ơi, uống thuốc nam này có phải kiêng cữ gì không ạ, có phải kiêng hải sản đồ tanh gì không ạ

    5. Nghi says: Trả lời

      Chị ơi chị khám chỗ nào đấy ạ, cho em xin tên bác sĩ với, em cảm ơn chị ạ?

    6. Mon TV says: Trả lời

      Tui bị vẩy nến móng tay thì có dùng bài thuốc này được không bồ

    7. Trần Thị Minh Huệ says: Trả lời

      Thanh bì dưỡng thang can này nhiều người dùng quá, tôi vừa mới biết đến nó từ trên diễn đàn bỉm sữa mấy mẹ review thì qua đây lại thấy

    8. Chiba JP says: Trả lời

      Chị ơi chị dùng cả 3 loại uống, bôi với gội nước lá hay chỉ uống thôi?

    9. Hoa Mộc Lan says: Trả lời

      Tôi điều trị kết hợp cả uống, bôi với gội đầu luôn bạn nhé, và lúc tôi điều trị thì cũng không kiêng hải sản hay gì, ăn nhiều cá hồi với cá thu để bổ sung omega 3 nữa. Các bạn thắc mắc thì có thể vào Page của trung tâm thuốc dân tộc để họ giải đáp thắc cho cụ thể nha https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/. À mà tôi không đi khám trực tiếp mà khám online, bác sĩ họ gọi video cho tôi rồi quan sát và hỏi thăm tình trạng bệnh, sau đó gửi thuốc về nhà hàng tháng cho tôi nhé

  3. Trần Khanh says: Trả lời

    Bị bệnh này có chết không mọi người, tôi mới đi khám bác sĩ báo kết quả bị vẩy nến thể giọt. Mà đã có ai xăm chỗ bị vẩy nến chưa ạ?

    1. Chiên Vàng says: Trả lời

      Bị vẩy nến thì không chết đâu nhưng bác mà muốn xăm lên chỗ bị vẩy nến là bác dễ chết vì nhiễm trùng lắm đấy

    2. Leo Nhox says: Trả lời

      Đừng xăm chỗ bị bạn ơi, làm dại là đi luôn đó

    3. Cổ Khứ hoán Ngưng says: Trả lời

      Nếu bạn thấy không thích có thể bôi kem che khuyết điểm hoặc kem nền để che đi, sau đó về nhà vệ sinh sạch sẽ chứ đừng có xăm

  4. Mai Linh says: Trả lời

    Bây giờ mới biết đến bệnh vảy nến này, lúc trước cứ tưởng là gàu nhiều quá nó bám vào da đầu, mỗi lần gội đầu là cố cào cho nó bong ra. Mà bệnh này có chữa được khỏi hẳn không nhỉ, thấy mấy bệnh da liễu toàn tái đi tái lại không à

    1. Mr. Tiến Hồ says: Trả lời

      Mình lại nghĩ đó là do nấm da đầu gây nên, toàn mua tuýt mỡ bôi trị nấm mà không đỡ, dù không ngứa nhưng vẫn bị rụng tóc ở mấy chỗ da ửng đỏ

    2. Nhất Duy Lê says: Trả lời

      Thấy đầu anh trai mình lúc đầu nó chị bị một vết tròn nhỏ nhỏ gần tai, bây giờ nó lan đến cả vùng da sau tai với gáy luôn rồi. Mà anh mình làm shipper nên chạy cả ngày ngoài đường nữa, không biết bệnh này có biến chứng không nữa?

    3. Ngọc Trinh Thạch says: Trả lời

      Vẩy nến được chữa khỏi bằng đông y đấy, tôi không bị vẩy nến da dầu nhưng mà bị vẩy nến ở tay nên cũng tìm hiểu nhiều nơi. Các bạn có thể đọc thêm thông tin ở đây nhé, trang này có thông tin khá đầy đủ cả thông tin lẫn phương pháp điều trị đó https://www.chuyenkhoadalieu.net/vay-nen-co-chua-khoi-duoc-khong-giai-dap-tu-chuyen-gia-hang-dau.html

  5. Vương Trịnh says: Trả lời

    Con tôi bị vẩy nến nên tôi đang định chuyển nhà vào Đà Lạt sống, mọi người cho tôi hỏi thời tiết ở đó có phù hợp với người bệnh vảy nến không với?

    1. Thảo Mai says: Trả lời

      Theo mình nghĩ thì Đà Lạt chắc không hợp lắm đâu, ở chỗ nào nắng nhiều nhiều ấy, cho con tiếp xúc với tia cực tím nhiều sẽ có ích hơn

    2. Quân Trương says: Trả lời

      Vào Sài Gòn sống bạn ơi, cực thích luôn. Mình bị vẩy nến cũng từ Hà Nội chuyển vào Sài Gòn mấy năm rồi này

  6. Linh Lê says: Trả lời

    Mọi người ơi có ai biết làm thế nào để vảy nến nó không lan rộng ra không ạ, em bị vảy nến thể giọt giữa đỉnh đầu, mà em sợ nó lan rộng ra cả đầu thì chỉ có cạo mất

    1. Định Nguyễn says: Trả lời

      Bôi thuốc mỡ nhiều nhiều vào bạn ạ, mình hay bôi mấy cái tuýt trị nấm da đầu ngoài tiệm thuốc tây, thấy nó cũng không lan rộng ra đâu

    2. Thanh Xuân says: Trả lời

      Bạn có thể thử nghiền tỏi với lá trầu không rồi bôi vào, nó giúp diệt khuẩn tốt lắm đấy, nhưng lúc bôi sẽ có cảm giác rát rát châm chích đấy

  7. Y Vinh says: Trả lời

    Có cách nào phòng ngừa bệnh vẩy nến này không, chồng tôi bị vẩy nến nên tôi sợ con tôi cũng bị

    1. Phương Linh says: Trả lời

      Chịu đó bạn ơi, vệ sinh sạch sẽ thôi chứ bệnh này đa số di truyền, chả phòng được đâu

    2. Văn Thanh Mục says: Trả lời

      cái này di truyền qua gen thôi bạn ơi, như nhà mình thì ông nội bị vẩy nến rồi mình sinh con thấy nó cũng bị, dù 1 năm cũng mới về quê thăm ông được 2-3 ngày

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn