Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguy hiểm không? Hướng điều trị

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy các khớp chân, tay, vai đau nhức đặc biệt vào những ngày trời lạnh hoặc tê cứng toàn thân khi thức dậy buổi sáng thì rất có thể bị đã mắc chứng viêm đa khớp. Bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh trầm trọng, thậm chí có thể gây ung thư xương hoặc bại liệt nếu không được điều trị đúng cách.

Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng có hơn 5 khớp cùng bị tổn thương một lúc khiến cơ thể suy yếu nhanh chóng. Đây là một dạng bệnh lý về xương khớp có yếu tố mãn tính thường gặp ở những người lớn tuổi tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa với nhiều độ tuổi hơn. Thống kê cho thấy có đến hơn 35% dân số mắc chứng này và con số này đang ngày càng tăng.

viêm đa khớp
Viêm đa khớp là một bệnh lý về xương khớp, theo đó các triệu chứng sưng viêm và đau nhức xảy ra trên nhiều vị trí

Bệnh lý này có thể xảy ra trên rất nhiều vị trí như khớp cổ tay, cổ chân, khớp bả vai, khớp gối, khớp háng.. khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi không còn sức sống. Khả năng vận động làm việc của người bệnh cũng ảnh hưởng nghiêm trọng khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, người bệnh có thể cần nhờ đến sự hỗ trợ của người thân nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Nguyên nhân sâu xa gây bệnh thường liên quan đến sự thoái hóa cấu trúc xương khiến các sụn khớp bị bào mòn nghiêm trọng tại các đệm đầu của khớp. Các sụn khớp giữa hai đầu xương ngày càng xích lại gần nhau, gây ma sát và đâm vào các mô mềm gây đau nhức.

Những nguyên nhân bên ngoài có thể tác động làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gây bệnh bao gồm

  • Gặp tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, mycoplasma hay một số dị nguyên khác nếu xâm nhập vào cơ thể nhưng không được điều trị dứt điểm có thể đi theo đường máu đến tàn phá các sụn khớp khiến chúng bị hư tổn và lão hóa nhanh chóng hơn. Những người bị các chủng vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A có trong các bệnh viêm họng mãn tính cũng dễ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi tác: Quá trình thoái hóa có liên quan đến sự lão hóa của cơ thể. Do đó những người tuổi càng cao càng dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn với các triệu chứng đặc trưng như đau nhức, tê cứng toàn thân.
  • Giới tính: Các nghiên cứu và khảo sát cho thấy nữ giới là đối tượng dễ mắc viêm đa khớp hơn hẳn nam giới. Yếu tố này có thể liên quan đến các vấn đề như cơ địa, sự thay đổi hormone, do phụ nữ phải đi giày cao gót hay quá trình mang thai…
  • Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu,nếu trong gia đình có cha hay mẹ mắc bệnh thì thế hệ sau có nguy cơ mắc viêm đa khớp đến 60-75%.
  • Các yếu tố bên ngoài như: Những người ở trong những nơi có khí hậu lạnh, môi trường ô nhiễm, ẩm thấp làm cơ thể suy yếu, mệt mỏi,… cũng có thể kích là yếu tố kích thích các vấn đề sưng viêm xuất hiện.
  • Do các bệnh lý: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, các bệnh nội tiết, viêm mạch máu… chính là những yếu tố chính gây nên bệnh này nếu không điều trị dứt điểm trước đó
  • Hệ miễn dịch kém: một số nghiên cứu cũng cho thấy những người có hệ miễn dịch kém cũng dễ xảy ra tình trạng viêm đa khớp hơn do những rối loạn bất thường hay các vi khuẩn xâm nhập quá mức
  • Do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng: Thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, ăn nội tạng động vật, thường xuyên sử dụng nước ngọt có ga chính là các tác nhân làm phát huy và bào mòn sụn khớp nhanh chóng hơn.

Bệnh có thể xảy ra đối xứng giữa các khớp như hai bên khớp cổ tay, cổ chân hoặc chỉ xảy ra ở một bên. Viêm đa khớp dù không làm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng lại khiến sức khỏe dần suy giảm, khả năng vận động bị hạn chế, kéo theo cơ thể suy nhược, tinh thần sa sút làm sức khỏe cũng xuống dốc nhanh chóng.

Tùy vào các nguyên nhân trên, có thể chia các dạng viêm đa khớp thường gặp như

  • Viêm đa khớp do vảy nến: thường liên quan đến những người từng mắc bệnh vảy nến với các triệu chứng xảy ra chủ yếu ở ngón tay và cột sống lưng.
  • Viêm khớp kinh niên: với các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan sụn khớp nào và có thể gây ra các biến chứng liên quan đến tim, phổi hay thị lực
  • Viêm khớp Alphavirus: liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm virus như bị muỗi đốt..

Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể. Tuy nhiên với những người già do khả năng tái tạo các tế bào mới đã không còn nên khả năng phục hồi hoàn toàn là rất khó đồng thời việc điều trị cũng kéo dài rất lâu. Do đó điều trị bệnh sớm sẽ giúp kéo dài tuổi thọ lâu hơn cũng như không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng sống cho người bệnh.

Biểu hiện nhận biết viêm đa khớp

Do nguyên nhân gây bệnh rất da dạng, vị trí bệnh cũng rất nhiều nên đôi khi khiến người bệnh bị bối rối trong việc nhận biết dấu hiệu gây bệnh. Bệnh có xấu phát từ những căn bệnh mãn tính trước đó nên khi gặp các triệu chứng đau nhức nhiều người bệnh thường rất chủ quan và nghĩ chỉ là cơn đau thông thường nên không đi khám ngay làm bệnh biến chứng nghiêm trọng hơn.

Các giai đoạn và triệu chứng đặc trưng của bệnh như sau

Giai đoạn khởi phát

Hầu hết ở giai đoạn khởi phát người bệnh có rất ít các triệu chứng hoặc chỉ có các cơn đau nên người bệnh rất khó để phát hiện. Các dấu hiệu lúc này cũng khá nhẹ nên thường có tiên lượng điều trị tốt hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp có liên quan đến các bệnh lý trước đó thì ngày giai đoạn khởi phát cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng.

viêm đa khớp
Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng bệnh thường chỉ thoáng qua hoặc tê cứng chân tay chưa quá rõ ràng nên chưa nhiều người phát hiện ra

Các triệu chứng chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm

  • Sốt nhẹ đặc biệt với những người mắc bệnh có liên quan đến yếu tố vi khuẩn, virus sẽ thường bị sốt cao trong thời gian dài và liên tục.
  • Mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi dù trời lạnh hay khi không vận động. Cơ thể toát mồ hôi lạnh trông xanh xao và thiếu sức sống.
  • Tê các đầu chi như ngón tay, ngón chân nhất là khi làm việc hay đứng lâu trong một tư thế

Giai đoạn này thường chỉ kéo dài trong vài tuần, đôi khi cũng có thể vài tháng tùy theo nguyên nhân gây bệnh, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát với tốc độ phát bệnh cực nhanh và nguy hiểm.

Tron giai đoạn này nếu người bệnh thấy đau nhức nhẹ và đi khám sớm bằng cách chụp x-quang, chụp phim thì có thể hỗ trợ việc phát hiện bệnh sớm hơn.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này bệnh tiến triển cực kỳ nhanh chóng với các triệu chứng rất dễ nhận biết. Các cơn đau lúc này có xu hướng rõ ràng với tần suất xuất hiện nhiều hơn khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Cụ thể các triệu chứng của giai đoạn này như sau

Đau khớp

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết các bệnh về xương khớp. với người bị chứng đa khớp, cơn đau không chỉ xuất hiện ở một vị trí mà rất nhiều vị trí, đặc biệt và các cơ quan có tính đối xứng như các khớp bả vai, cổ tay, khuỷu tay hay cả trên ngón tay, ngón chân, đầu gối, khớp háng.. khiến toàn thân người bệnh luôn trong tình trạng ê ẩm, thiếu sức sống, chỉ muốn nằm một chỗ.

viêm đa khớp
Các triệu chứng đau nhức của viêm đa khớp thường xuất hiện ở rất nhiều vị trí khiến toàn cơ thể mệt mỏi

Cơn đau mới đầu chỉ âm ỉ cả ngày và có xu hướng bùng phát hơn khi về đêm rạng sáng hoặc khi trời đổ lạnh. Những người nằm điều hòa cũng dễ gặp cơn đau nhức nặng nề hơn. Dù nghỉ ngơi nhưng cơn đau vẫn xuất hiện khiến người bệnh không ngủ được và suy nhược nhanh chóng.

Cứng khớp

Người viêm đa khớp thường cảm thấy không thể cử động được chân tay linh hoạt do các khớp bị tê cứng. Việc gập duỗi đầu gối hay các ngón tay. Các khớp chân, đầu gối, cánh tay khó cử động, các ngón tay khó nắm chặt, khớp vai bị căng

cứng và khó quay bả vai.

Đặc biệt vào buổi sáng, người bệnh có thể bị tê cứng khớp trên toàn thân khô thể cử động hay đứng lên được và có thể duy trì trạng thái này trong vòng nửa tiếng.

Nóng da

Bệnh nhân có thể cảm thấy rõ tại các vùng sụn khớp bị tổn thương như các ngón tay, đầy gối, cổ tay cổ chân khi sờ vào sẽ cảm thấy nóng ran, có dấu hiệu sưng đỏ chuyển thành màu hồng. Hoặc nhìn vào có thể thấy vùng da này có màu đậm hơn hẳn xung quanh kể cả khi trời không lạnh. Đó chính là dấu hiệu cho thấy các phản ứng viêm đang xảy ra tại đây.

viêm đa khớp
Người bệnh viêm đa khớp thường bị sưng viêm, nóng đỏ rất dễ nhận biết

Một số triệu chứng khác

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân còn có thể gặp rất nhiều triệu chứng khác như

  •  Có các tiếng kêu lạo xạo hay lục cục tại khớp di di chuyển, vận động hay cầm nắm do các khớp xương bên trong đang chà xát vào nhau.
  • Có thể xuất hiện các hạt dưới da trên xương, tại các vị trí  gần khớp khuỷu tay, hoặc trên xương chày và quanh khớp cổ tay.
  • Có thể bị sốt cao tới 41 độ, người nóng ra do liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn.
  • người bệnh thiếu ngủ, không ăn uống được và bị những cơn đau hành hạ khiến cơ thể suy nhược và xanh cao trông thấy.

Biến chứng của viêm đa khớp

Viêm đa khớp được đánh giá là một bệnh nguy hiểm không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tàn phá dần hệ thống xương khớp đồng thời suy giảm chức năng của một số cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó những người bị viêm đa khớp giai đoạn toàn phát có thể bị rút ngắn tuổi thọ nếu không điều trị đúng cách kịp thời.

Các biến chứng viêm đa khớp có thể xảy ra bao gồm

  • Biến dạng khớp: thống kê có tới 90% người bệnh mắc viêm đa khớp ở giai đoạn toàn phát đều bị biến dạng khớp. Dù sau điều  trị người bệnh vẫn có thể gặp tình trạng cầm nắm hay đi lại khó khăn, bàn tay khó nắm chặt.
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên: tình trạng viêm đa khớp lâu ngày có thể làm ức chế quá trình dẫn truyền thần kinh tại não liên kết với các cơ quan lân cận. Trong trường hợp người bệnh có thể bị tổn thương thần kinh ngoại biên với căn bệnh như hội chứng ống cổ tay.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch: người bệnh viêm đa khớp thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn gấp 4 lần so với những người khác. Các thống kê cũng chỉ ra rằng có đến hơn 30% những người viêm đa khớp gặp biến chứng về tim mạch, đặc biệt có khoảng 50% có thể tử vong trong thời gian ngắn sau đó.
  • Ung thư xương: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm có tiên lượng cực kỳ xấu. Do các triệu chứng của ung thư xương thường không quá rõ ràng nên người bệnh thường rất khó phát hiện sớm. Hầu hết người bệnh thường phát hiện trong giai đoạn cuối và có nguy cơ tử vong rất cao.
  • Liệt cơ tàn phế: viêm đa khớp có liên quan trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Các sụn khớp bị tàn phá nghiêm trọng và không còn khả năng phục hồi. Thống kê cho thấy có đến 10 – 15% người bị viêm đa khớp đều bị bại liệt, mất khả năng vận động tàn phế mà ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và tinh thần.

Hướng điều trị viêm đa khớp

Để điều trị viêm đa khớp cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh để có thể đưa ra các phương pháp mà bệnh nhân có đủ điều kiện tiếp nhận. Do đó người bệnh cần đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp có đầy đủ hệ thống thiết bị máy móc khoa học để có thể làm các xét nghiệm kiểm tra chính xác nhất.

Thường với các tình trạng bệnh mới khởi phát hay không liên quan đến các bệnh lý xương khớp trước đó thì việc điều trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều. Do nếu người bệnh đã từng tiếp nhận điều trị các bệnh về xương khớp thì sẽ cần dùng thuốc với liều cao hơn với có thể kiểm soát bệnh. Kèm theo đó nếu sức khỏe người bệnh ổn định, không bị các bệnh lý nào khác cũng hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Nhìn chung tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa các chỉ định phù hợp để người bệnh có thể mau khỏi nhất.

Điều trị tại nhà.

Nếu bệnh mới chỉ ở giai đoạn khởi phát được phát hiện sớm có thể sẽ được chỉ định tại nhà. Chủ yếu người bệnh sẽ được hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, luyện tập để tăng cường sức khỏe, kích thích quá trình tự hồi phục của sụn khớp mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật nguy hiểm.

viêm đa khớp
Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản để giảm đau và phục hồi bệnh

Đồng thời với những người dù đã chuyển qua giai đoạn toàn phát nhưng chưa đến mức độ quá nguy hiểm cần phải nằm viện thì cũng sẽ được hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Do đó việc điều trị tại nhà đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng vận động và kiểm soát cơn đau do viêm đa khớp gây ra.

Một số phương pháp đơn giản bạn có thể tham khảo thực hiện sau đây

  • Chườm lạnh: Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng có thể ức chế loại bỏ cơn đau tức thì có thể hiệu quả hơn cả các loại thuốc mà bạn nên sử dụng. Chỉ cần dùng vài viên đá bọc trong khăn mỏng chườm lên vùng bị đau nhức sẽ giúp cơn đau thuyên giảm ngay. Tuy nhiên có thể chỉ kiểm soát cơn đau tạm thời.
  • Chườm nóng: Với tình trạng tê cứng chân tay, chườm nóng là giải pháp tối ưu hơn. Phương pháp này giúp các dây thần kinh thư giãn, giảm tình trạng tê cứng nhờ đó vừa giảm đau vừa cải thiện tình trạng tê cứng khớp. Bạn chỉ cần dùng túi chườm nóng khoảng 40- 50 độ áp lên vùng sụn khớp bị đau nhức để tới khi nguội.
  • Tắm nước nóng: Do viêm đa khớp gây ra những cơn đau ở rất nhiều vị trí bạn không thể kiểm soát nên tắm nước nóng sẽ giúp thư giãn toàn bộ hệ thống xương khớp của cơ thể. Đồng thời giúp cho các mạch máu giãn nở và lưu thông, cải thiện tình trạng sưng viêm tụ huyết bên trong đáng kể. Bạn có thể nấu nước tắm với các thảo dược khác như gừng,sả , lá lốt ..,
  • Ngâm chân tay: tương tự như tắm nước nóng, việc ngâm chân tay vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng người bệnh nhân thư giãn và ngủ ngon hơn, đẩy lùi tần suất xuất hiện cơn đau.

Kèm theo đó người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày để đẩy nhanh quá trình phục hồi hư tổn cho sụn khớp. Với những người già, người lớn tuổi có thể phải bổ sung thêm dưỡng chất dưới dạng viên uống để hấp thụ và tái tạo lại các tế bào mới trong thời gian ngắn. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ thực đơn phù hợp.

Điều trị bằng thuốc Tây

Việc dùng thuốc có thể được chỉ định từ giai đoạn toàn phát nhưng cũng có trường hợp phải chỉ định từ giai đoạn khởi phát để kiểm soát tốt các triệu chứng có thể xảy ra. Mục đích của việc dùng thuốc chủ yếu là để kiểm soát cơn đau hoặc kích thích quá trình phục hồi tổn thương tại các sụn khớp.

viêm đa khớp
Sử dụng thuốc Tây trị viêm đa khớp dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Tuy nhiên thường người bệnh chỉ được chỉ định dùng thuốc Tây trong thời gian ngắn, do việc dùng thuốc lâu ngày có thể làm tổn thương đến chức năng nội tạng của một số người. Do đó phương pháp này không thể giúp điều trị toàn diện bệnh mà vẫn cần thêm một số phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ để lấy lại chức năng vận động ổn định như bình thường.

Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng như

  • Các loại thuốc giảm đau: thường chỉ định các nhóm acetaminophen, tramadol, oxycodone, hydrocodone để kiểm soát những cơn đau ở mức độ thường do nhóm này không có nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs): Thường sử dụng  aspirin, ibuprofen, naproxen. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ngăn chặn enzyme và protein gây viêm, từ thế có thể giảm các triệu chứng sưng viêm gây đau nhức nhanh chóng.
  • Corticosteroid: Trong trường hợp những cơn đau quá trầm trọng có thể sẽ được chỉ định nhóm thuốc Corticosteroid theo đường tiêm trực tiếp vào các khớp để ức chế cơn đau. Đặc biệt có hiệu quả với những người bị viêm đa khớp có liên quan đến các bệnh tự mãn. Tuy nhiên không được chỉ định dành cho các cơn đau thông thường.
  • Hydroxychloroquine: Dùng để ngăn chặn tình trạng sưng viêm trên sụn khớp thường dùng với các tác nhân miễn dịch nhẹ.
  • DMARD: Được chỉ định nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc ức chế TNF (yếu tố hoại tử khối u): Dùng nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến viêm khớp dạng thấp hay bệnh Still.
  • Ức chế miễn dịch (DMARDs):Ngăn chặn hệ thống miễn dịch như methotrexate, hydroxychloroquine tấn công sụn khớp gây sưng viêm.

Trên đây dù có một số loại thuốc không kê đơn có thể tự mua, tuy nhiên tốt nhất bạn nên đến tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc điều trị đạt kết quả tốt hơn, tránh tình trạng lạm dụng thuốc khiến rối loạn hệ thống miễn dịch. Thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu thấy cơn đau không có triệu chứng thuyên giảm hãy thông báo cho bác sĩ trước khi tự ý tăng liều dùng.

Với những cơn đau thông thường chưa quá trầm trọng bạn nên dùng các phương pháp giảm đau đơn giản tại nhà để an toàn hơn. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng hay thuốc tăng chất nhờn cho khớp, tái tạo sụn để đẩy nhanh tiến độ phục hồi sụn khớp hiệu quả hơn.

Dùng thuốc Đông y

Dùng thuốc Đông y cũng là phương pháp được rất nhiều người sử dụng vì có độ an toàn cao. Tuy nhiên do khả năng hấp thụ hiệu quả từ các bài thuốc này chậm hơn thuốc Tây nên không được khuyến khích cho các trường hợp bệnh quá trầm trọng. Bạn nên tìm đến các lang y uy tín để đảm bảo chất lượng các vị thuốc cũng như sử dụng các bài thuốc đúng người, đúng bệnh.

Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo sau đây

Bài thuốc trị viêm đa khớp do viêm khớp dạng thấp

  • Dùng khương hoạt, độc hoạt, tần giao, đương quy, quế chi, nhũ hương, xuyên khung và một dược mỗi vị 9g, uy linh tiên 15g.
  • Làm sạch các nguyên liệu rồi sắc cùng nước sạch
  • Chia thuốc ra uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc trị viêm đa khớp do thoái hóa khớp

  • Chuẩn bị quế chi, sơn cúc cùng, quy đầu, thiên tinh sơn kế và mộc qua mỗi loại 9g; 15g cát căn, trôm lay 6g, sinh khương,  tam thất mỗi loại 3g cùng 3 quả táo tàu.
  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc cùng 3 bát nước đun cho tới khi nước cô đặc lại
  • Chia thuốc ra uống hết trong ngày.

Vật lý trị liệu

Khi bệnh chuyển qua giai đoạn toàn phát, để phòng tránh bệnh biến chứng nặng hơn người bệnh có thể được khuyến khích sử dụng vật lý trị liệu. Các phương pháp này thường kết hợp giữa các yếu tố đông và tây y để vừa giảm đau vừa kích thích quá trình phục hồi tại các sụn khớp bị tổn thương nhanh chóng hơn.

vật lýt trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng nhằm kích thích khả năng phục hồi nhanh chóng hơn

Một số phương pháp vật lý trị liệu thường dùng như

  • Nhiệt trị liệu: Bác sĩ sẽ dùng một nhiệt vừa đủ tác động lên các sụn khớp để kiểm soát cơn đau, chống sưng viêm, kích thích tuần hoàn máu, nhằm đưa một lượng dưỡng chất đến cho các mô sụn hư hỏng nhiều hơn. Tuy nhiên phương pháp này không dùng cho những người đang trong tình trạng viêm cấp có sưng, hoặc liên quan đến tràn dịch khớp.
  • Dùng sóng ngắn: Thường được chỉ định cho các vị trí khớp trung bình hoặc lớn hay các khớp sâu như háng, đầu gối, cổ tay, khuỷu, vai,,
  • Dùng tia hồng ngoại: Tùy vào từng tình trạng bệnh, một liệu trình thường từ 3- 4 đợt, mỗi đợt dùng 3-5 liều sinh lý, mỗi ngày chiếu 300-400 cm2. Thực hiện sau 2 đợt nghỉ khoảng 2- 3 ngày sau đó tiếp tục vào đợt mới.
  • Cấy chỉ: Đây là phương pháp kết hợp giữa đông và tây y, sau đó bác sĩ sẽ đưa vào bên trong một loại chỉ tự tiêu để kích thích khả năng tự phục hồi tại đây.
  • Châm cứu và bấm huyệt: là các phương pháp đông y để tác động đến các kinh huyệt giúp máu huyết lưu thông, hỗ trợ khả năng tự phục hồi tại đây.

Phẫu thuật

Trong tình trạng bệnh biến chứng nhanh chóng không kiểm soát được hoặc đã dùng các phương pháp khác nhưng không còn đem lại hiệu quả sẽ bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ bại liệt hay các biến chứng khác. Tuy nhiên hầu hết rất ít người phải tiến đến giai đoạn  này.

Phẫu thuật dù có chi phí khá cao nhưng vẫn có thể tồn tại nhiều biến chứng đồng thời không thể đảm bảo phục hồi hoàn toàn chức năng vận động. Trong trường hợp bắt buộc phẫu thuật, các phương pháp sau đây có thể được chỉ định

  • Loại bỏ màng hoạt dịch khiến sụn khớp bị sưng tất thường dùng cho các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay.
  • Thay thế khớp hoặc loại bỏ các khớp hư hỏng bằng khớp nhân tạo
  • Hợp nhất khớp thường dùng cho các khớp có kích thước nhỏ như khớp cổ tay, mắt cá chân hoặc trên các ngón chân, ngón tay.

Các bài tập phục hồi vận động

Tùy từng vị trí bị sưng viêm mà người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập phù hợp. Nếu đã tiếp nhận các liệu pháp vật lý trị liệu vật lý và phẫu thuật, người bệnh nên tập luyện với bác sĩ để đảm bảo thực hiện các tự tế phù hợp và an toàn. Ngoài ra luyện tập các môn phù hợp như yoga, dưỡng sinh hay đi bộ nhẹ nhàng cũng giúp xương khớp dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

Thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong điều trị và phục hồi cho những người bệnh viêm đa khớp. Kết hợp tốt chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp người bệnh có sức khỏe ổn định để có thể tiếp nhận các phương pháp điều trị khác tốt nhất.

viêm đa khớp
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ điều trị và phục hồi tại các sụn khớp bị tổn thương

Các vấn đề mà người bệnh cần chú ý như sau

  • Bổ sung các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho hệ thống xương khớp như canxi, vitamin D, Omega3.. có trong thực phẩm hằng ngày
  • Uống đủ hai lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây hay nước ép rau củ
  • Hạn chế ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nước uống có ga, nội tạng động vật, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, nên đi ngủ sớm trước 11h
  • Hạn chế mang vác quá sức
  • Điều chỉnh công việc phù hợp
  • Thay đổi thói quen sống thiếu khoa học như các tư thế nằm, ngồi, mang vác
  • Giảm cân trong trường hợp cần thiết.
  • Chú ý hơn nếu trong gia đình có người có tiền sử bị viêm đa khớp hay các bệnh lý liên quan khác.

Viêm đa khớp tiềm ẩn rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng vận động. Do đó tốt nhất người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để có thể điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em

Viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân và thông tin cần biết

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý xương khớp lành tính và tương đối phổ biến. Dạng viêm khớp gối này thường gặp ở các bé trai trong...

thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Top 8 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất

Việc dùng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả...

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong quan niệm Đông y

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y, y học cổ truyền

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y là phương pháp kế thừa tinh hoa y học phương Đông từ ngàn xưa. Trên thực tế, cách chữa bệnh này...

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp thường gặp ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Các triệu...

Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ tay thường gặp ở những người thường xuyên làm các công việc bàn giấy cần gõ máy tính hay viết lách nhiều, hoặc cũng liên quan đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn