Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Trẻ sơ sinh có nên uống nước không? Bác sĩ giải đáp

Nước đóng một vai trò quan trọng ở cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành, chúng chiếm hầu hết tỷ lệ thành phần trong cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung nước cho trẻ cần phụ thuộc vào độ tuổi và nhiều yếu tố khác nhau. Chức năng gan thận của trẻ chưa hoàn thiện nên việc này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy trẻ sơ sinh có nên uống nước không? Vấn đề sẽ được bác sĩ giải đáp ngay sau đây.

Trẻ sơ sinh có nên uống nước không?

Thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước được rất nhiều gia đình áp dụng vì lo sợ trẻ sẽ bị thiếu hụt. Việc này thường được thực hiện sau khi trẻ bú mẹ hoặc bú bình và nhất là vào những ngày thời thiết nắng nóng. Đồng thời, theo các quan niệm dân gian của ông bà xưa, việc cho trẻ uống nước là hoàn toàn không có vấn đề gì, bởi nước rất lành tính, bé khát thì cứ cho uống bình thường.

Trẻ sơ sinh có nên uống nước không?
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước. Bởi lẽ, trong giai đoạn này, nguồn thức ăn chính của trẻ được cung cấp từ người mẹ và trong sữa mẹ đã có chứa một phần nước đủ cho trẻ mà không cần phải bổ sung thêm.

Mặc khác, trong một số trường hợp trẻ bị mắc vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón hoặc bị sốt, nhiệt độ bên ngoài quá nóng, lúc này bạn chỉ nên cho bé uống vài thìa nước sôi để nguội. Cha mẹ nên lưu ý thận trong trong việc này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé uống nước để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Bác sĩ còn cho biết thêm, đối với những trẻ bú sữa ngoài hay còn gọi là sữa công thức thì cha mẹ thỉnh thoảng cũng có thể cho trẻ uống một ít nước. Vì theo các nghiên cứu cho rằng, sữa công thức có chứa nhiều muối hơn so với sữa mẹ. Và việc cho trẻ dùng thêm nước sẽ giúp trẻ bài tiết một phần muối dư thừa dễ dàng hơn. Đồng thời, đối với những trẻ này, quá trình trao đổi chất thường rất chậm, vì thế, nước giống như một chất xúc tác giúp thúc đẩy nó diễn ra nhanh chóng hơn.

Trẻ sơ sinh hấp thụ nước từ đâu?

Như đã nó trên, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn không cần bổ sung nước, trừ những trường hợp hết sức cần thiết. Bởi lẽ, lượng nước mà trẻ được hấp thụ từ trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đã khá đầy đủ. Trong sữa mẹ có chứa hơn 80% thành phần là nước và nó đã đủ cung cấp cho nhu cầu cho các hoạt động trong cơ thể của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh hấp thụ nước từ đâu?
Trong sữa mẹ có chứa hơn 80% thành phần là nước và nó đã đủ cung cấp cho nhu cầu cho các hoạt động trong cơ thể của trẻ sơ sinh.

Nếu bạn thấy trẻ có dấu hiệu khát thì có thể cho trẻ bổ sung nước bằng cách cho bú. Điều này đã có thể giúp trẻ hết cơn khát, đồng thời giúp cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết và bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị rằng nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.

Theo đó, trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn là trẻ chỉ được bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết thông qua sữa mẹ. Đây được coi là nguồn thức ăn hằng ngày của trẻ và không cần bổ sung thêm bất kỳ loại thức ăn hay nước uống nào khác, kể cả nước. Điều này không bao gồm việc trẻ dùng thuốc, siro bổ sung vitamin hoặc các khoáng chất khác khi trẻ có nhu cầu theo chỉ định của bác sĩ.

Tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước?

Trên thực tế, có rất nhiều bậc phụ huynh cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước. Tuy nhiên, việc làm này đôi khi không đem lại bất cứ công dụng nào mà còn gây một số tác hại nhất định cho trẻ. Cụ thể, trẻ khi uống nước có thể dẫn đến một số vấn đề sau đây:

Tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước?
Trên thực tế, có rất nhiều bậc phụ huynh cho trẻ sơ sinh uống nước. Tuy nhiên, việc làm này đôi khi không đem lại bất cứ công dụng nào mà còn gây một số tác hại nhất định cho trẻ.

1. Ngộ độc nước

Việc cho trẻ uống nước quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc nước ở trẻ. Trẻ tiêu thụ quá nhiều nước có thể sẽ làm giảm nồng độ các chất điện giải có trong huyết thanh cụ thể như natri, kali, canxi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể bé, làm loãng các hoạt chất có trong máu hoặc nghiêm trọng hơn là có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể trẻ và gây tình trạng co giật ở trẻ.

Ngộ độc nước rất hiếm khi xảy ra với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ trường hợp lạm dụng quá nhiều nước khi cho trẻ uống trong một số trường hợp. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có trọng lượng cơ thể thấp vì thế việc bổ sung nước có thể tác động đến số lượng nồng độ các khoáng chất đã có đủ trong sữa mẹ làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Ngoài ra, các chức năng gan thận của trẻ chưa được hoàn thiện khiến cho việc điều tiết nước khó khăn từ đó dẫn đến những rủi ro không mong muốn.

2. Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa

Sữa mẹ hoặc sữa công thức đối với trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời là rất quan trọng. Đây là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò mật thiết trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ tất cả khoáng chất thiết yếu từ các nguồn thực phẩm và kể cả nước. Chính vì lý do này mà bạn không cần phải bổ sung thêm nước hằng ngày cho trẻ.

Tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước?
Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ tất cả khoáng chất thiết yếu từ các nguồn thực phẩm và kể cả nước. Chính vì lý do này mà bạn không cần phải bổ sung thêm nước hằng ngày cho trẻ.

Nước có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa. Theo đó, nó sẽ khiến cho các chất này bị loãng rồi sau đó bị thải ra ngoài khi cơ thể bé chưa kịp hấp thụ. Đồng thời, dạ dày của trẻ có kích thước rất nhỏ, nếu uống thêm nước có thể sẽ khiến trẻ no sớm và không chịu bú mẹ. Tình trạng này diễn ra lâu dần có thể sẽ khiến cho trẻ bị thiếu hụt nhiều chất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

3. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Khi trẻ sơ sinh uống nước nếu không đảm bảo được chất lượng nguồn nước có thể sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng. Nguồn nước không an toàn, đảm bảo về chất, kém sạch sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Trong nước luôn có chứa một hàm lượng vi sinh vật nhất định, kể cả nước tinh khiết hay nước đã được đun sôi, vì thế, chúng luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh gây hại đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Mặc khác, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh là rất yếu ớt. Chính vì thế, trẻ không có khả năng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ xâm nhập của những tác nhân gây bệnh. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu cho rằng, trẻ sơ sinh khi uống nước có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột cao gấp 2 – 3 lần so với trẻ bình thường.

Cho trẻ sơ sinh uống nước thế nào là đúng?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia trên thế giới cho rằng, các bà mẹ chỉ nên cho trẻ tập uống nước khi trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong khoảng thời gian này, mẹ có thể cho trẻ uống nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không được thay thế sữa mẹ. Bạn có thể cho trẻ uống nước nhưng cần phải tuân thủ theo các vấn đề sau đây:

Cho trẻ sơ sinh uống nước thế nào là đúng?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia trên thế giới cho rằng, các bà mẹ chỉ nên cho trẻ tập uống nước khi trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên.

1. Thời điểm cho trẻ sơ sinh uống nước

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên cần được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cho quá trình hình thành và phát triển trí não cũng như thể chất. Vì vậy, việc dùng sữa lúc này có thể sẽ không còn cung cấp đầy đủ các khoáng chất cho trẻ. Lúc này, trẻ cần thiết phải ăn dặm để bổ sung đầy đủ các khoáng chất từ rau, củ, quả, cá, hoặc tinh bột,…

Việc bổ sung nước cho trẻ so sinh trong thời gian ăn dặm giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, từ đó có thể làm hạn chế nguy cơ mắc phải chứng táo bón. Các loại nước cho trẻ uống cần được đun sôi để có thể loại trừ một số vi khuẩn gây hại.

Trong thời gian này, người mẹ vẫn nên cho trẻ dùng sữa song song với việc ăn dặm và dùng nước. Điều này đảm bảo cho trẻ được cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Đồng thời, theo khuyến nghị của WHO cho rằng nên kéo dài việc dùng sữa mẹ cho trẻ đến tận tháng 24 để có thể phát triển toàn diện hơn.

2. Cách cho trẻ sơ sinh uống nước

Cách cho trẻ uống nước như thế nào cũng là một điều quan trọng mà bậc cha mẹ cần phải lưu ý. Có rất nhiều cách để bạn có thể giúp trẻ bổ sung nước, tùy theo từng trường hợp mà bạn có thể cho trẻ dùng theo những cách khác nhau. Cụ thể như:

  • Cho trẻ uống nước bằng thìa: Nên dùng thìa nhỏ và cho trẻ uống một lượng nước vừa đủ. Tránh cho trẻ uống quá nhiều trong một lần có thể làm trẻ bị sặc.
  • Cho trẻ uống nước bằng bình sữa: Bình sữa cần được rửa sạch và tránh sơ qua nước nóng để có thể loại bỏ một số vi khuẩn đọng trên bình. Với cách này, bạn chỉ nên cho một lượng nước vừa phải để dễ kiểm soát lượng nước mà bé cần bổ sung.
  • Cho trẻ uống nước bằng cốc: Trẻ uống nước bằng cốc cần có sự giám sát của người lớn vì cách này rất dễ làm nước tràn qua mũi gây nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ nhỏ thường có khả năng bắt chước những hành động của người lớn. Vì thế, cha mẹ có thể làm mẫu trước sau đó dạy cho trẻ uống từ từ. Cách này sẽ giúp cho trẻ nhỏ thích thú hơn với việc uống nước. Đồng thời sẽ giúp bé chịu hợp tác với bạn và uống nước một cách ngoan ngoãn hơn.

3. Nên cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu nước là đủ

Trẻ sơ sinh trong thời gian này cần bổ sung nước, tuy nhiên, lượng nước mà trẻ cần uống không quá nhiều. Các bà mẹ chỉ nên cho trẻ uống khoảng 4 muỗng nước/ngày và có thể tăng dần khi trẻ lớn lên. Trong thời gian này, có thể bé chưa quen với việc uống nước, vì vậy bạn cần kiên trì tập thói quen này cho trẻ để trẻ không bị thiếu hụt nước dẫn đến tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, bạn nên đảm bảo cung cấp một lượng nước đầy đủ cho trẻ vào mỗi ngày kể cả khi trẻ lớn lên. Sau mỗi lần ăn xong, nên cho bé uống từ 1 – 2 muỗng nước để quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Đồng thời, cách làm này còn giúp bé làm sạch khoang miệng, phòng ngừa các tình trạng lưỡi trắng ở trẻ và mang đến cho trẻ cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Trẻ sơ sinh khi uống nước trong thời gian ăn dặm cần lưu ý một số điều sau đây để việc bổ sung nước không xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước
Tốt nhất là cho trẻ uống nước sau bữa ăn và tuyệt đối không cho trẻ uống nước khi đang ăn
  • Trước khi ăn hoặc trước khi bú không nên cho trẻ uống nước. Điều này có thể làm loãng dịch dạ dày gây hại cho hệ tiêu hóa, đồng thời, nó còn làm cho trẻ no khiến trẻ biếng ăn.
  • Không nên cho trẻ uống nước trước khi ngủ vì có thể sẽ làm cho trẻ tè dầm khiến trẻ thức giấc hoặc quấy khóc trong đêm. Từ đó, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Tốt nhất là cho trẻ uống nước sau bữa ăn và tuyệt đối không cho trẻ uống nước khi đang ăn.
  • Bạn cần lưu ý cho trẻ uống nước đã qua quá trình đun sôi để nguội để hạn chế nguy cơ trẻ bị vi khuẩn trong nước xâm nhập vào cơ thể.
  • Nếu trẻ không thích uống nước, hãy thử lại vào lần sau. Nên cho trẻ uống từ từ, tuyệt đối không nên bắt ép trẻ uống vì có thể làm trẻ bị sặc.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến thắc mắc trẻ sơ sinh có nên uống nước không? Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Cha mẹ nên lưu ý điều này, tuyệt đối không nên lạm dụng chúng, nhất là đối với những trẻ dưới 6 tháng. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi cho trẻ bổ sung nước mỗi ngày.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những người lần đầu làm...

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Khi đờm xuất hiện ở cổ...

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

12 Thuốc tăng chiều cao tốt nhất, an toàn khi sử dụng

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng có thể cải thiện chiều cao bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Để dễ dàng lựa chọn...

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục: Cách xử lý và phòng ngừa

Nôn trớ liên tục là một trong những hiện tượng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Đây có thể là triệu chứng của đường tiêu hóa khi chúng gặp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn