Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? [Giải đáp]

Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để tránh bệnh trở nặng?

10+ cách trị viêm amidan dân gian tại nhà từ thảo dược chọn lọc

Trẻ bị viêm amidan có mủ: Cách chăm sóc và điều trị tại nhà

Cách chữa viêm amidan cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

5 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá an toàn cho mọi người

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối? [Bác sĩ giải đáp]

Viêm amidan sốt mấy ngày khỏi? Làm sao hạ sốt nhanh?

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Bệnh nguy hiểm gây nhiều biến chứng

Trẻ bị viêm amidan có mủ: Cách chăm sóc và điều trị tại nhà

Trẻ bị viêm amidan có mủ thường kèm theo các triệu chứng như sốt cao và đột ngột, ăn uống khó khăn, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, bệnh này nếu không điều trị kịp thời còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về tai- mũi – họng hay lây lan ra toàn bộ cơ thể gây ra bệnh viêm thận, viêm khớp vô cùng nguy hiểm.

Trẻ bị viêm amidan có mủ nguy hiểm không?

Amidan là cơ quan nằm ngay vị trí ngã ba vòm họng và được đặc trưng bởi sự cấu tạo của nhiều hốc, ngăn. Chính điều này đã tạo cơ hội cao để các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập làm viêm nhiễm và gây bệnh viêm amidan. Nếu điều trị bệnh viêm amidan không dứt điểm hoặc điều trị sai cách khiến bệnh tái phát nhiều lần chính là nguyên nhân gây bệnh viêm amidan có mủ ( hoặc viêm amidan hốc mủ) ở trẻ nhỏ.

trẻ bị viêm amidan có mủ
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm amidan có mủ nhất do sức đề kháng còn non yếu

Bệnh viêm amidan hốc mủ xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do sức đề kháng còn yếu nên dễ tại điều kiện để các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập và sinh sản trong các hốc amidan hơn. Bên cạnh đó, bé cũng thường dễ mắc phải các bệnh về hô hấp như cảm cúm hay dễ dị ứng với các tác nhân bên ngoài, sự thay đổi thời tiết nên càng tạo môi trường thuận lợi cho sự cư trú và phát triển của các vi khuẩn, virus.

Biểu hiện của bệnh viêm amidan có mủ ở trẻ em thường là

  • Bé bị sốt cao đột ngột, có thể lên tới 39 hay 40 độ.
  • Cơ thể bé mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn vui chơi chạy nhảy.
  • Niêm mạc họng sưng to, có đốm trắng có thể nhìn thấy được.
  • Ho nhiều, có thể đau họng có đờm, khạc ra đờm có màu trắng xanh .
  • Khó thở, thở khò khè, khàn hoặc mất tiếng.
  • Nuốt bị đau vùng họng, bé chán ăn, không muốn ăn.
  • Hơi thở bé có mùi hôi khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng.
  • Có thể xuất hiện hạch ở hai bên tai trẻ, dùng tay ấn đau. Hạch có thể xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng.

Trẻ bị viêm amidan có mủ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan lân cận như tai- mũi – họng. Các vi khuẩn có thể phát triển mạnh và lây lan sang các cơ quan khác, gây ra một số bệnh như viêm phế quản, viêm xoang hay bệnh viêm họng khiến bé đã mệt mỏi nay càng mệt mỏi hơn.

Các vi khuẩn này nếu vẫn không được tiêu diệt hoàn toàn có thể lây lan ra toàn bộ cơ thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm thận, viêm khớp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây nhiễm trùng máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng trẻ. Chính vì thế phải nhanh chóng điều trị căn bệnh này để loại bỏ những biến chứng nguy hiểm trên.

Tốt nhất, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường này phụ huynh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám và điều trị cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan có mủ

Với trẻ bị viêm amidan có mủ việc chăm sóc trẻ tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc có thể điều trị dứt điểm bệnh hay không. Chủ yếu các nguyên nhân gây mắc bệnh liên quan đến hệ hô hấp và miễn dịch, vì vậy nếu hai cơ quan này còn suy yếu thì các vi khuẩn, virus có hại vẫn có nguy cơ xâm nhập vào khiến bệnh tái phát và mức độ nguy hiểm càng trầm trọng hơn. Vì thế việc điều trị bệnh cần kết hợp với cách chăm sóc tại nhà đúng cách.

Chế độ ăn uống

Trẻ bị viêm amidan có mủ thường mệt mỏi và sụt cân nhanh chóng do chế độ sinh dưỡng không đảm bảo. Đặc biệt điều này càng khiến cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển và lây lan mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, phụ huynh cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng một cách đủ và hợp lý cho bé.

Lúc này, cổ họng bé đang bị sưng viêm, đau nhức nên khá khó nuốt. Phụ huynh nên ưu tiên cho bé ăn các thực phẩm có dạng mềm, loãng, nước như cháo, súp hay các loại canh rau củ đã được thái hay nghiền nhỏ để giảm áp lực nên amidan đang bị tổn thương.

Song song đó là bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong các món này. Phụ huynh cần tăng cường bổ sung đạm, chất xơ, omega3 cùng các thực phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm sẽ rất tốt cho cơ thể trẻ. Các thực phẩm nên bổ sung gồm các loại rau có màu xanh như bắp cải, su hào, rau chân vịt;  thực phẩm giàu omega 3, một số gia vị có khả năng chống viêm như: mật ong, nghệ, gừng, tỏi.

Các món ăn khô, cứng, cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ chính là thứ phụ huynh tuyệt đối không cho bé sử dụng vì sẽ làm trầm trọng hơn những tổn thương vùng cổ.  Các thức ăn chứa nhiều chất độc hại hay thức ăn nhanh có chứa nhiều đường cũng không nên cho bé sử dụng lúc này.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần cho bé uống đủ nước. Tùy vào độ tuổi và thể chất của trẻ mà cho trẻ uống từ 1,5 – 2,5 lít nước một ngày. Bên cạnh nước lọc có thể thay thế bằng nước trái cây, nước ép rau củ để bé thích uống hơn. Hạn chế việc uống nước ngọt có ga hay các loại trà sữa hay nước lạnh vì có thể không phù hợp với tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương lúc này của bé. Nước sẽ làm dịu cổ họng và cải thiện các triệu chứng ho có đờm cho bé một cách nhanh chóng.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Trẻ bị sốt kết hợp với việc đau rát vùng họng nhất là khi không ăn uống được nên vô cùng mệt mỏi và uể oải. Trẻ không còn hứng thú vui chơi nô đùa như trước và thường nằm bẹp không muốn hoạt động. Phụ huynh nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn sẽ giúp cải thiện và tăng tốc độ phục hồi viêm amidan hốc mủ khó chịu.

trẻ bị viêm amidan có mủ
Sốt, ho, ăn uống kém khiến trẻ mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều hơn

Theo các chuyên gia khuyến cáo:

  • Trẻ em dưới 3 tuổi cần ngủ ít nhất khoảng 12 tiếng/ ngày.
  • Trẻ em từ 3-6 tuổi cần ngủ từ 10-12 tiếng/ ngày.
  • Trẻ từ 7 tuổi trở lên nên ngủ từ 7-10 tiếng/ ngày.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần tránh cho bé la hét hay vận động quá mạnh có thể làm tổn thương cổ họng nhiều hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chỉ cho bé nằm một chỗ. Phụ huynh có thể cho bé vận động nhẹ nhàng như đi bộ quanh sân để giúp bé năng động hoạt bát và vui vẻ hơn.

Chú ý bảo vệ cơ thể

Trẻ bị viêm amidan có mủ chứng tỏ hệ miễn dịch đang ngày càng suy yếu, vì vậy việc tăng cường bảo vệ cơ thể cần được chú trọng nhiều hơn để tránh khiến bệnh diễn biến nặng hơn. Theo đó, phụ huynh cần tăng cường giữ ấm và bảo vệ cổ họng cho bé trước khi ra ngoài bằng cách mặc áo ấm hay đeo khăn choàng nhất là vào những ngày trời lạnh.

Tốt nhất, phụ huynh nên tập cho bé thói quen đeo khẩu trang trước khi ra đường. Đây ra phương pháp tối ưu vừa để giữ ấm cổ họng, vừa để ngăn chặn các dị nguyên bên ngoài có thể xâm nhập gây bệnh đồng thời ngăn ngừa các bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp một cách hiệu quả.

Hãy cho bé nghỉ ngơi và vui chơi trong môi trường thông thoáng và thoải mái, nếu ở trong phòng máy lanh thì nên trang bị thêm một máy tạo độ ẩm sẽ làm dịu các triệu chứng khô, rát cho cổ họng đáng kể. Phụ huynh cũng có thể đặt lêm một chiếc khăn ấm chườm cổ họng cũng giúp bé cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan hốc mủ. Hãy rèn luyện cho bé thói quen đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đánh răng đúng cách sẽ giúp góp phần phòng chống viêm amidan hiệu quả hơn.  Phụ huynh có thể cho bé dùng nước súc miệng hay một số loại nước muối sinh lý để diệt khuẩn vòm họng, nhất là khi trẻ bị viêm amidan có mủ.

trẻ bị viêm amidan có mủ
Đánh răng sạch sẽ đúng cách giúp tình trạng viêm amidan có mủ được thuyên giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, tỏng lúc vui chơi cũng nên hạn chế cho bé đưa tay lên mắt, mũi, miệng vì có thể khiến các vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào khiến bệnh nặng hơn.

Điều trị viêm amidan có mủ cho bé tại nhà

Điều trị viêm amidan có mủ cho bé tại nhà không khó, đặc biệt có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa, việc điều trị cần kết hợp với một số loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả nhanh chóng nhất.

Dùng thuốc Tây

Đa phần nếu tình trạng bệnh chưa quá nặng hay chưa có các biến chứng nguy hiểm sẽ được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc Tây để dùng tại nhà. Chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hay thuốc hạ sốt để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong amidan, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng khiến bệnh dần thuyên giảm và biến mất hẳn.

Trẻ bị viêm amidan dạng mủ
Tantum Verde là nhóm thuốc chống viêm thường được dùng cho trẻ nhỏ

Các loại thuốc Tây thường được chỉ định về dùng tại nhà như

  • Tantum Verde: Đây là nhóm chống viêm không chứa Steroid, có sẵn dưới dạng muối hydrochloride , được bào chế dưới dạng viên nén hòa tan hoặc thuốc xịt. Loại thuốc này có tác dụng gây tê, giảm đa, chống viêm nhanh chóng, phù hơp với các vị trí viêm nhiễm tại miệng hay cổ họng. Do không chứa thành phần steroid (NSAID) nên rất an toàn và phù hợp với trẻ em.
  • Oxacillin: Oxacilin là nhóm thuốc kháng sinh được dùng dưới dạng thuốc uống hay tiêm cho trẻ em nhằm ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Macrolide: là nhóm thuốc kháng sinh đuọcư chỉ định cho trẻ trong trường hợp bé bị dị ứng thuốc kháng sinh thuộc các nhóm Penicillin hoặc các chế phẩm Penicillin. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn hay vàng da nên ít được chỉ định hơn.
  • Viêm ngậm kháng sinh: Một số viên ngậm kháng sinh có khả năng gây tê, ức chế sự sinh sản của các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng có thể được chỉ định sử dụng như  viên ngậm thuốc Dorithricin,  Viên ngậm Tyrotab .
  • Các loại nước súc miệng: Một số loại nước súc miệng có thể được chỉ định để hỗ trợ làm sạch khoang miệng, tiêu diệt các vi khuẩn, virus có hại đang tồn tại trong các hốc amidan hiệu quả hơn.

Tuy nhiên việc dùng thuốc Tây cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ mới được phép sử dụng. Tuyệt đối không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà cho con vì có thể gây dị ứng thuốc hay gây ra một số tác dụng phụ. Việc dùng thuốc phải dựa trên nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của con nên không nên tự mua thuốc sẽ vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần tuân thủ liều lượng và chỉ định kèm theo của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không dùng quá liều vì có thể gây ra một số triệu chứng sốc phản vệ hay không phù hợp với cơ địa bé. Ngưng thuốc sớm cũng khiến không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn khiến cho bệnh có nguy cơ tại phát cao và dễ gây ra các biến chứng nặng hơn. Vì thế phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý khi dùng thuốc Tây cho trẻ.

Dùng thuốc Đông Y

Bên cạnh thuốc Tây, thuốc Đông Y cũng được rất nhiều phụ huynh sử dụng để điều trị viêm amidan có mủ cho trẻ. Ưu điểm của thuốc Đông y là an toàn cho sức khỏe đồng thời kết với bồi bổ bổ thể lực từ sâu bên trong nên rất tốt cho bé. Tuy nhiên hiệu quả mà thuốc Đông Y đem lại lại không nhanh chóng bằng các loại thuốc Tây và không phải là cơ địa nào cũng hợp thuốc.  Tuy nhiên đây vẫn là những bài thuốc tốt cho trẻ bị viêm amidan mà phụ huynh có thể thử.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Nhân sâm, phục linh, hoàng cầm, trần bì, bạc hà, mỗi thứ 12 g; Mạch môn và xuyên bối mẫu, mỗi vị 14g; Tô diệp, chi tử, mỗi vị 10g; Cam thảo 6g.
  • Cách làm: Các vị thuốc đem sắc cùng 6 bát nước cho đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Chia thuốc ra cho bé uống thành nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Hoàng kỳ 24g; Đảm sâm 16g, Bạch truật, sài hồ, mỗi vị 12g; Đương quy, hạnh nhân, hoàng cầm mỗi thứ 10g; Liên kiều, trần bì, cam thảo, mỗi vị 8g.
  • Cách làm: Tất cả đem sắc với 2 lít nước, cạn còn ¹⁄3 thì tắt bếp. Chia thuốc ra làm nhiều bữa cho bé uống mỗi ngày.

Lưu ý là nếu dùng thuốc Tây phụ huynh không nên dùng thuốc Đông Y có bé vì có thể gây phản ứng đối nghịch giữa hai loại thuốc khiến bệnh trầm trọng hơn.

Các bài thuốc dân gian

Dù dùng thuốc Đông Y hay Tây Y phụ huynh đều có thể kết hợp với các bài thuốc dân gian để giúp giảm các triệu chứng đau nhức cổ, ho có đờm đồng thời tăng tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả hơn. Các bài thuốc này đều sử dụng các thảo dược thiên nhiên xung quanh nên cùng an toàn cho trẻ nhỏ, các làm lại đơn giản nên phụ huynh nào cũng có thể thực hiện.

Dùng rau diếp cá

Theo Đông Y, rau diếp cá có vị tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm giảm ho hiệu quả. Đồng thời các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trong loại rau này có chứa các hoạt chất giúp cơ thể chống lại liên cầu khuẩn nhóm A và vi khuẩn Staphylococcus aureus – một trong những nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ nhỏ.  Sử dụng lá diếp cá sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm ở viêm amidan đồng thời ức chế sự sinh sản và lây lan của các vi khuẩn có hại, hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác hiệu quả.

Trẻ bị viêm amidan dạng mủ
Lá diếp cá có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm amidan dạng mủ ở trẻ nhỏ

Phụ huynh có thể xay lá diếp cá, lọc lấy nước cốt và hòa cũng một ít mật ong để tăng khả năng kháng khuẩn rồi cho bé uống trực tiếp. Hoặc để dễ uống hơn, phụ huynh cũng lọc lấy nước cốt lá diếp cá, đem đun sôi cùng nước vo gạo lần hai cũng cho tác dụng rất tốt trong điều trị viêm amidan có mủ ở trẻ nhỏ.

Dùng lá hẹ

Lá hẹ có vị cay, mùi hăng, nếu ăn sống thì có tính nhiệt, nấu chín lên thì có tính ôn, mùi thơm… Ngoài ra, hàm lượng các chất allicin, odorin, sulfit trong lá hẹ khá cao, đây đều là những chất có vai trò như một một chất kháng sinh, chống viêm tự nhiên có tác dụng ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây viêm amidan cực tốt cho cơ thể. Vì thế dùng lá hẹ sẽ giúp bé được giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do viêm amidan có mủ gây ra.

Cách đơn giản nhất là phụ huynh có thể dùng hẹ trong các món ăn cho bé như cháo hẹ hay canh hẹ hay xay trực tiếp nước hẹ để uống. Tuy nhiên, hẹ có mùi khá hăng khi còn sống, vì vậy trẻ có thể khó uống và không uống. Vì vậy mẹ có thể làm lá hẹ mật ong cho bé ăn vừa thơm ngon lại điều trị bệnh tốt. Cách thực hiện như sau

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi, 1 ít mật ong nguyên chất.
  • Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cắt khác nhỏ, rưới mật ong ( có thể thay bằng đường phèn) lên trên rồi đem hấp các thủy. Cho bé dùng cả nước lẫn cái để có hiệu quả tốt nhất.

Dùng nghệ vàng

Nghệ có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ tốt mà lại rất an toàn cho tất cả đối tượng, kể cả trẻ em. Dùng nghệ trong điều trị viêm amidan có mủ tại nhà không chỉ giúp ngăn chặn viêm nhiễm, ức chế sự sinh sản và lây lan của vi khuẩn mà còn đem đến tác dụng trong việc làm lành các vết thương, giảm sưng viêm đau nhức ở amidan.

Trẻ bị viêm amidan dạng mủ
Khả năng sát khuẩn, kháng viêm của nghệ giúp hỗ trợ điều trị viêm amidan có mủ nhanh chóng

Phụ huynh có thể kết hợp nghệ vào các món ăn cũng là một cách để cung cấp curcumin cho cơ thể. Tuy nhiên để tăng cường hiệu quả tốt nhất phụ huynh có thể cho bé uống nước tinh bột nghệ mỗi sáng cùng với mật ong và nước ấm hoặc sữa ấm. Nhưng chú ý là dùng tinh bột nghệ nguyên chất đã được điều chế và tăng lượng curcumin quan trọng. Bởi nếu chỉ là bột nghệ không có thể còn chứa một số tạp chất gây hại cho dạ dày.

Nếu không có tinh bột nghệ phụ huynh cũng có thể dùng nghệ tươi kết hợp với mật ong. Cách thực hiện như sau

  • Nguyên liệu: Nghệ tươi một củ, 1 ít mật ong nguyên chất.
  • Cách làm: Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ, giã nát rồi thêm mật ong vào đem đi hấp cách thủy 20 phút. Chắt lấy phần nước cốt dùng trong ngày, chú ý mỗi lần dùng không quá 2 thìa cà phê.

Dùng mật ong và  tắc

Mật ong khả năng kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ cao. Đặc biệt vị ngọt có trong mật ong giúp bài thuốc thêm thơm ngon dễ uống nên phù hợp với trẻ nhỏ hơn hẳn. Uống nước ấm pha mật ong mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng đáng kể đông thời loại bỏ các vi khuẩn có hại trong amidan nhanh chóng hơn.

Phụ huynh có thể kết hợp mật ong với tắc để tăng cường hiệu quả trong điều trị viêm amidan có mủ cho trẻ. Cách thực hiện như sau

  • Nguyên liệu: Vài quả tắc chính, một ít mật ong nguyên chất.
  • Cách làm: Tắc thái nhỏ hoặc nghiền nát, cho thêm mật ong vào rồi đem hấp cách thủy trong 15-20 phút. Dùng cả cái lẫn nước sẽ giúp làm dịu cổ họng hơn rất nhiều

Bé bị viêm amidan có mủ tuy nguy hiểm nhưng không quá khó để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa các biến chứng khác nếu có thể phát hiện bệnh sớm. Hy vọng những thông tin trên đây đã đem đến cho phụ huynh những thông tin hữu ích trong chăm sóc và điều trị trẻ mắc bệnh này tại nhà. Đừng quên tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hiệu quả hơn.

Cùng chuyên mục

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối? [Bác sĩ giải đáp]

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối không là câu hỏi của rất nhiều người. Trong muối có tính sát khuẩn cao nên có thể làm giảm các triệu chứng...

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm amidan bằng mật ong là một trong những cách chăm sóc tại nhà được áp dụng rộng rãi. Các hoạt chất có trong mật ong giúp kháng khuẩn,...

Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Bệnh nguy hiểm gây nhiều biến chứng

Viêm amidan hốc mủ bã đậu không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như...

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? [Giải đáp]

42Viêm amidan hốc mủ là bệnh lý về hô hấp thường gặp ở rất nhiều đối tượng hiện nay khiến người bệnh đau nhức họng, khó thở và có thể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn