Viêm da dầu ở đầu gây rụng tóc và cách xử lý hiệu quả

Viêm da dầu ở cánh mũi và mẹo loại bỏ cực đơn giản

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bị gì? Làm sao khỏi?

Bệnh viêm da dầu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dầu ở mặt: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhanh

Chữa viêm da dầu bằng Đông Y – Những thông tin cần biết

9+ loại thuốc + kem bôi trị viêm da tiết bã phổ biến tốt nhất

Viêm da tiết bã nhờn da đầu: Biểu hiện và cách chữa dứt điểm

Viêm da tiết bã có tự hết không? Nhận định của bác sĩ

Viêm da tiết bã ở mặt: Cách điều trị và chăm sóc da ngăn tái phát

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bị gì? Làm sao khỏi?

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi thường gặp ở nhiều người, tình trạng này khởi phát khi bạn mắc phải các bệnh ngoài da hoặc bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài môi trường như thời tiết khô hanh, da mất nước,…Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về tình trạng này cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bị gì? Làm sao khỏi?
Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bị gì? Làm sao khỏi?

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bị gì?

Hiện tượng ngứa và đỏ thường gặp khi làn da bị kích ứng hoặc tổn tổn thương. Tuy nhiên, nếu tình trạng này chỉ tập trung ở vùng 2 bên cánh mũi, có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm da như viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, bệnh Rosacea.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện ngứa đỏ 2 bên cánh mũi khởi phát có thể do các tác nhân như thời tiết, hay da mất nước,…

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi:

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi. Thông thường, triệu chứng này xảy ra khi da bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da như kem chống nắng, kem dưỡng, kem nền, sữa rửa mặt,…

Ngoài ra, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài cũng có thể gây ra viêm da tiếp xúc với triệu chứng ngứa đỏ vùng mũi.

Viêm da dầu (tiết bã)

Viêm da bã tiết hay còn gọi là viêm da dầu, là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến. Hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này, tuy nhiên nguồn gốc của bệnh có liên quan đến hiện tượng nhiễm vi nấm Malassezia.

Viêm da bã tiết gây ngứa đỏ 2 bên cánh mũi
Viêm da bã tiết gây ngứa đỏ 2 bên cánh mũi

Viêm da bã tiết đi kèm với các triệu chứng đặc trưng như ngứa ngáy, bong tróc các lớp vảy, tiết nhiều dầu. Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý này thường khu trú ở các khu vực như ngực, lông mày, trán, 2 bên cánh mũi.

Do đó, tình trạng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da dầu. Bệnh khởi phát ở cả trẻ em và người trưởng thành, bệnh bùng phát mạnh vào mùa hè và đông khi thời tiết bắt đầu khô hanh.

Bệnh Rosacea

Bệnh Rosacea hay chứng đỏ mặt là một hiện tượng da liễu mãn tính, tình trạng này khởi phát không có nguyên nhân. Bệnh đi kèm theo các triệu chứng như da ngứa ngáy, đóng vảy, da trở nên đỏ ứng, có thể xuất hiện mụn nước. Các biểu hiện của bệnh thường tập trung ở vùng mặt, chủ yếu ở 2 bên cánh mũi.

Bệnh Rosacea phần lớn không thể điều trị dứt điểm, các triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát khi bị thích thích bởi các yếu tố như uống rượu, căng thẳng, thay đổi thời tiết, dùng mỹ phẩm, dung nạp các thực phẩm cay nóng,…

Thời tiết khô hanh

Thời tiết khô hanh là một trong các yếu tố tác động trực tiếp đến làn da và gây ra tình trạng ngứa đỏ ở 2 bên cánh mũi.

Vùng chữ T trên mặt bao gồm 2 cánh mũi là khu vực tiết nhiều dầu, nhạy cảm và da khá mỏng. Do đó, khi thời tiết khô lạnh sẽ khiến vùng da này bị mất nước, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, đỏ da, bong tróc khó chịu. Thông thường hiện tượng này xảy ra nhiều vào mùa hè và mùa đông.

Da bị thiếu nước

Thiếu nước khiến da mất cân bằng độ ẩm, trở nên khô ráp, hình thành các nếp nhăn sớm và dễ lão hóa. Bên cạnh đó, khi da bị thiếu nước cũng có thể gây ngứa ngáy, đỏ ở 2 bên cánh mũi, vùng lông mày và khóe miệng. Do những vùng da này khá nhạy cảm và rất dễ bị kích thích nếu không được cung cấp độ ẩm cần thiết.

Da bị thiếu nước gây ngứa đỏ 2 bên cánh mũi
Da bị thiếu nước gây ngứa đỏ 2 bên cánh mũi

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi thường là dấu hiệu nhận biết của các bệnh ngoài da và một số nguyên nhân như da mất nước, thời tiết khô hanh,…Vì vậy, phần lớn người gặp phải hiện tượng này không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Tuy nhiên, nếu không khắc phục kịp thời sẽ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Với các trường hợp tình trạng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi lan toàn mặt sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Các biện pháp chữa ngứa đỏ 2 bên cánh mũi

Để điều trị đạt hiệu quả cao, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi.

Dựa vào nguyên nhân khởi phát mà áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp bị ngứa đỏ 2 bên cánh mũi thông thường do các nguyên nhân thông thường thì bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng các biện pháp điều trị tại nhà.

Nếu tình trạng ngứa đỏ 2 cánh mũi là dấu hiệu của các bệnh da liễu gây ra, lúc này bện nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Đối với các trường hợp ngứa ngáy vùng mũi kèm theo các tổn thương nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ dùng một số loại thuốc bôi để cải thiện tình trạng ngứa ngáy và phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Tuy nhiên, ở mức độ tổn thương nặng hơn, người bệnh sẽ chỉ định kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống.

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị ngứa đỏ 2 bên cánh mũi bao gồm:

  • Thuốc bôi có chứa Oxit kẽm: Các loại thuốc bôi có chứa thành phần này có tác dụng giảm viêm, sát trùng, giảm ngứa ngáy. Thuốc bôi chứa Oxit kẽm chuyên dùng để làm dịu khu vực da bị kích ứng ánh nắng mặt trời và hóa chất,…
  • Thuốc bôi chứa Glucocorticoid: Thuốc bôi này được chỉ định để điều trị hiện tượng ngứa 2 bên cánh mũi do viêm da bã tiết, viêm da tiếp xúc và bệnh Rosacea. Thuốc có công dụng giảm ngứa ngáy, cải thiện sưng viêm.
Sử dụng thuốc Tây điều trị ngứa đỏ 2 bên cánh mũi
Sử dụng thuốc Tây điều trị ngứa đỏ 2 bên cánh mũi
  • Nhóm thuốc kháng Histamin H1: Các loại kháng Histamin H1 có công dụng giảm tình trạng ngứa ngáy và tổn thương ở 2 bên cánh mũi. Thuốc áp dụng cho người có triệu chứng ngứa ngáy lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây bứt rứt, khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng thường dùng cho những trường hợp bị bệnh Rosacea, có các triệu chứng nổi mụn mủ, viêm nhiễm có nguy cơ bị bội nhiễm. Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
  • Isotretinoin: Isotretinoin là chất dẫn xuất của vitamin A, giúp tái tạo các tế bào da bị tổn thương, hỗ trợ điều trị mụn mủ. Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị bệnh Rosacea và viêm tiết bã.

Các phương pháp điều trị tại nhà

Khi bị ngứa đỏ 2 bên cánh mũi do các nguyên nhân như thời tiết khô hanh hay da mất nước, bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc da tại nhà.

Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi được áp dụng phổ biến như:

  • Vệ sinh da mặt đúng cách, nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước ấm để rửa mặt hàng ngày, mỗi ngày nên rửa mặt 2 lần để làm sạch da, đồng thời loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn trên da mặt cũng như vùng mũi.
  • Dùng kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ giúp làm dịu da, mềm da, giảm tình trạng bong tróc và ngứa ngáy ở 2 bên cánh mũi.
  • Trong thời gian sử dụng các sản phẩm dưỡng da, nếu có các dấu hiệu kích ứng thì nên ngưng sử dụng, đổi sang các sản phẩm dịu nhẹ khác.
  • Uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khô da, bong tróc.
  • Tẩy tế bào chết từ 1 đến 2 lần mỗi tuần bằng sữa chua và yến mạch để làm sạch các lớp tế bào chết trên da. Ngoài ra, yến mạch và sữa chua còn có công dụng tái tạo các tế bào da, phục hồi làn da bị tổn thương.
Các phương pháp điều trị tại nhà
Các phương pháp điều trị tại nhà
  • Bạn cũng có thể dùng dầu dừa bôi lên vùng da bị tổn thương kết hợp massage khoảng 2-3 phút thì rửa lại với nước ấm, giúp làm mềm và dịu da.
  • Dung nạp các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường kháng thể, hỗ trợ phục hồi da.

Tình trạng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi sẽ thuyên giảm dần sau 4- 7 ngày bạn áp dụng thực hiện các biện pháp điều trị trên. Làn da cũng sẽ mềm, mịn, căng bóng và khỏe mạnh hơn.

Biện pháp ngăn ngừa ngứa đỏ 2 bên cánh mũi

Ngứa đỏ ở vùng mũi không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này khiến người bệnh ngứa rát khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt.

Do đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa tình trạng này:

  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để chống các tia UV gây hại cho làn da.
  • Tẩy trang mỗi tối trước khi rửa mặt và tiến hành các bước chăm sóc da. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.
  • Khi dùng sản phẩm chăm sóc da mới, để tránh tình trạng kích ứng, bạn nên lấy một ít sản phẩm thoa lên vùng da nhỏ ở gần cổ nếu không có dấu hiệu bị kích ứng thì có thể dùng trên da mặt, vùng mũi bình thường.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết bị khô hanh.
  • Trường hợp mắc các bệnh da liễu như viêm da tiếp xúc, viêm da bã tiết, bệnh Rosacea nên nghiêm túc điều trị để loại bỏ triệu chứng ngứa đỏ vùng mũi hiệu quả.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là tình trạng phổ biến và có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời gian điều trị bằng các biện pháp tại nhà nếu không có hiệu quả, lúc này bạn cần đến bệnh viện để gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm da dầu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dầu (chàm da mỡ/ viêm da tiết bã) là một dạng viêm da mãn tính, dễ tái phát điển hình bởi tình trạng da đỏ, nhờn dính và...

viêm da dầu ở mặt

Viêm da dầu ở mặt: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhanh

Bệnh viêm da dầu thường xảy ra ở những vùng da có hoạt động tiết bã nhờn quá mức và da mặt là một trong những vị trí ưa thích....

Viêm da tiết bã nhờn da đầu: Biểu hiện và cách chữa dứt điểm

Viêm da tiết bã nhờn da đầu là bệnh da liễu khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em và gây ra rất nhiều...

Viêm da dầu ở cánh mũi và mẹo loại bỏ cực đơn giản

Viêm da dầu ở cánh mũi điển hình bởi tình trạng da đỏ, nhờn dính và bề mặt có nhiều vảy bong. Bệnh lý này tương đối lành tính và...

Viêm da dầu ở đầu gây rụng tóc và cách xử lý hiệu quả

Viêm da dầu ở đầu gây rụng tóc là hệ quả do tổn thương da kéo dài khiến nang tóc bị hư tổn và suy yếu. Nếu tiếp tục để...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn