Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nhận định từ chuyên gia

Viêm cột sống dính khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam với các thảo dược dễ kiếm

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y có được không?

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y là phương pháp quan trọng và phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lý mạn tính này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cùng hiệu quả cải thiện triệu chứng, bệnh nhân cần biết cách lựa chọn cũng như kết hợp những loại dược liệu tự nhiên một cách hài hòa, hợp lý. Mời bạn tìm hiểu các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp cùng chậu hiệu nghiệm trong bài viết dưới đây.

Quan niệm Đông y về bệnh viêm khớp cùng chậu

Hiện nay, viêm khớp cùng chậu là vấn đề xương khớp tương đối thường gặp. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là đau giữa hai hông, cột sống thắt lưng hoặc toàn bộ vùng thắt lưng. Thông thường, những cơn đau nhức kéo dài âm ỉ, gây teo cơ hông và cơ đùi. 

Quan niệm Đông y về bệnh viêm khớp cùng chậu
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp cùng chậu là đau giữa hai hông, cột sống thắt lưng và toàn bộ vùng thắt lưng.

Những biểu hiện không rõ ràng khiến viêm khớp cùng chậu thường bị nhầm lẫn với các bệnh đau lưng, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống lưng… Theo thời gian, tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt, vận động của người bệnh, từ đó làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.

Trong quan niệm Đông y, viêm khớp cùng chậu thuộc chứng Tý và yêu cước thống. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là khí huyết ứ trệ, sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược. Do đó, tà khí từ môi trường bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập, gây ra hiện tượng tắc nghẽn, hạn chế quá trình lưu thông – tuần hoàn máu. Triệu chứng đau nhức xương khớp bắt đầu xuất hiện. Bên cạnh đó, vấn đề này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Mang thai: Trong suốt thai kỳ, cơ thể thai phụ sẽ tiết ra một lượng hormone rất lớn để làm giãn nở những sợi dây chằng xung quanh xương chậu. Vì vậy, các khớp xương ở khu vực này trở nên lỏng lẻo hơn.
  • Chấn thương: Những chấn thương tại vùng xương chậu do té ngã, va chạm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… có thể là tác nhân gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu. 
  • Bệnh viêm nhiễm: Các bệnh lý viêm nhiễm tiềm ẩn như: viêm đường tiết niệu, viêm đường sinh dục… có thể dẫn đến viêm khớp cùng chậu.
  • Vấn đề xương khớp khác: Một số bệnh lý xương khớp mang tính chất lan truyền (viêm cột sống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp thoái hóa…) có thể lan rộng từ vị trí tổn thương đến các khớp cùng chậu và hình thành phản ứng viêm.

Dựa trên những hiểu biết nền tảng trên, Đông y phân loại viêm khớp cùng chậu thành 4 thể bệnh:

  • Thể hàn thấp: Bệnh nhân thường xuyên đau lưng nhẹ. Khi thay đổi tư thế, bạn sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, những cơn đau nhức càng thêm dữ dội khi thời tiết bất thường và thay đổi đột ngột. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh lý sẽ trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian. 
  • Thể thấp nhiệt: Người bệnh hay bị đau hông và đau lưng cùng cảm giác nóng ấm tại vị trí viêm nhiễm. Thêm vào đó, bạn thường tiểu tiện ra máu với nước tiểu màu vàng.
  • Thể thận âm hư: Bệnh nhân mỏi gối, đau lưng, chân đứng không vững, khô miệng, bứt rứt, lưỡi đỏ, mặt đỏ bừng, lòng bàn tay và lòng bàn chân nóng ấm.
  • Thể thận dương hư: Người bệnh đau đầu gối, nhức mỏi lưng, chân đứng không vững, tay chân lạnh và co cứng, bụng dưới đau, sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao…

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y có được không?

Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu theo Đông y dựa trên căn nguyên sinh bệnh của từng thể đặc trưng. Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác, các thầy thuốc sẽ đề xuất phương thuốc chữa bệnh phù hợp nhất với mỗi bệnh nhân.

Bên cạnh đó, cách chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y còn căn cứ vào thể trạng cá nhân và mức độ bệnh lý. Không chỉ sở hữu bản chất lành tính, an toàn, ít gây tổn hại hoạt động của hệ đường ruột cùng các cơ quan nội tạng khác như khi sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc y học cổ truyền còn góp phần giảm thiểu áp lực tác động lên cột sống, đồng thời cải thiện khả năng lưu thông – tuần hoàn máu.

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y có được không?
Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu theo Đông y dựa trên căn nguyên sinh bệnh của từng thể đặc trưng.

Ngoài ra, thành phần dược liệu của các bài thuốc Đông y rất gần gũi, an toàn và dễ kiếm. Đối với một số mẹo dân gian chữa bệnh viêm khớp cùng chậu bằng thuốc Nam dưới đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loài thảo dược quen thuộc này xung quanh gian nhà, góc bếp.

Cụ thể, phương pháp chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • An toàn, hiệu quả, hiếm khi gây ra tác dụng không mong muốn: Các bài thuốc Đông y được bào chế từ những vị thuốc tự nhiên có sẵn và quý giá. Với bản chất lành tính, những thành phần này không ảnh hưởng tiêu cực đến đường ruột, dạ dày, kích hoạt cơn hen suyễn như khi điều trị nội khoa (sử dụng thuốc Tây) hay gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân tim mạch, huyết áp thấp. Mặt khác, vì những loại dược liệu này được sơ chế và bảo quản hoàn toàn bằng thao tác thủ công nên không chứa đựng bất kỳ chất bảo quản nào.
  • Tác động lâu dài, triệt để: Các bài thuốc Đông y trị viêm khớp cùng chậu có khả năng mang đến công dụng ổn định, lâu dài và tập trung giải quyết tận gốc nguyên nhân bệnh lý sâu xa. Không chỉ giúp kiểm soát, đẩy lùi triệu chứng, những bài thuốc này còn góp phần tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc gan và ngăn ngừa một số vấn đề xương khớp khác.
  • Nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, chi phí tiết kiệm: Đa số thảo dược chữa viêm khớp cùng chậu đều rất thân thuộc, gần gũi và dễ tìm như: cà tím, nha đam, ngải cứu, lá lốt… Chúng thường có sẵn trong gian bếp, góc vườn của mỗi gia đình Việt. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng tìm mua các vị thuốc Bắc quý hiếm tại những nhà thuốc Đông y uy tín với giá cả hợp lý, phải chăng.

Tuy nhiên, cách chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Mất nhiều công sức, thời gian: Để điều trị dứt điểm bệnh lý, độc giả cần đầu tư rất nhiều công sức và kiên trì áp dụng trong nhiều tuần, nhiều tháng liên tục (thậm chí vài năm). Thông thường, bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian sắc thuốc uống mỗi ngày. Do đó, phương pháp điều trị này có thể không dành cho những người bận rộn.
  • Chậm phát huy công dụng: Hầu hết bài thuốc y học cổ truyền không thể đem đến hiệu quả giảm đau ngay lập tức. Tinh chất thảo dược quý giá của các thành phần nguyên liệu cần một khoảng thời gian tương đối lâu dài để thấm sâu vào từng tế bào, cơ khớp. Do đó, lộ trình điều trị viêm khớp cùng chậu có thể diễn ra từ vài tuần đến vài tháng (thậm chí lâu hơn). Đây chính là lý do nhiều bệnh nhân thiếu kiên nhẫn đã từ bỏ phương pháp này khi đang tiến hành điều trị.
  • Nước thuốc khó uống: Với mùi nồng và vị đắng, thuốc sắc rất khó uống. Trong khoảng thời gian đầu sử dụng, người bệnh dễ cảm thấy ngán và sợ dùng thuốc.

Sau khi đã nắm vững ưu – nhược điểm của cách chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y, nếu đã xác định theo đuổi phương pháp này, bạn cần tìm kiếm trung tâm y học cổ truyền uy tín, đáng tin cậy để được hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y

Hiện nay, cách điều trị viêm khớp cùng chậu bằng thuốc Tây có thể đẩy lùi triệu chứng nóng – đỏ – sưng – đau phiền toái. Tuy nhiên, những loại thuốc này không thể hóa giải tận gốc căn nguyên sâu xa của bệnh lý. Do đó, thuốc Tây dễ khiến bệnh tái phát và gây ra một số tác dụng không mong muốn như: gan, dạ dày, cơ cứng cơ.

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y
Phương pháp chữa bệnh viêm khớp cùng chậu bằng Đông y là giải pháp được đông đảo bệnh nhân tin tưởng áp dụng.

Đây chính là lý do nhiều người đã tìm đến cách chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y. Với ưu điểm an toàn, lành tính, có khả năng chữa bệnh triệt để, nguyên liệu dễ tìm và chi phí tiết kiệm, phương pháp này là giải pháp tối ưu được đông đảo bệnh nhân tin tưởng áp dụng. 

Bài thuốc Bắc chữa viêm khớp cùng chậu

Với mỗi thể viêm khớp cùng chậu, y học cổ truyền đã nghiên cứu và phổ biến 4 phương thuốc vô cùng hiệu nghiệm, bao gồm: Độc Hoạt Ký Sinh Thang gia giảm, Tứ Diệu Tán gia giảm, Tả Quy Hoàn và Hữu Quy Hoàn.

Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang gia giảm

Độc Hoạt Ký Sinh Thang gia giảm là bài thuốc trị viêm khớp cùng chậu thể hàn thấp ứng dụng phép trị trừ thấp, tán hàn, khu phong và thông kinh lạc. Khi kết hợp với nhau, tất cả vị thuốc trên có thể vừa phò chính khu tà và trị tiêu bản với khả năng đẩy lùi chứng phong hàn thấp tý.

Trong bài thuốc này:

– Tang ký sinh là chủ dược, có công dụng dưỡng huyết hòa vinh, hoạt lạc thông tý và khu phong trừ thấp.

– Đỗ trọng, ngưu tất, thục địa cường gân tráng cốt và bổ ích can thận. 

– Bạch thược, đương quy, xuyên khung giúp hoạt huyết, bổ huyết.

– Cam thảo, phục linh, đảng sâm ích khí kiện tỳ và trợ lực trừ phong thấp. 

– Phòng phong, tần giao có thể tán phong hàn thấp. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 4g cam thảo, 4g tế tân, 10g đương quy, 10g bạch thược, 10g phục linh, 10g đảng sâm, 10g xuyên khung, 12g độc hoạt, 12g tang ký sinh, 12g phòng phong, 15g ngưu tất, 15g đỗ trọng và 16g thục địa
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc thang thuốc này trên lửa nhỏ với 5 chén nước sạch
  • Nấu thuốc cho đến khi lượng nước cô cạn còn 1 chén thuốc
  • Cho thêm 5 chén nước vào ấm, tiếp tục sắc cho tới khi còn lại 1 chén thuốc đặc
  • Chia thuốc thành 2 phần bằng nhau
  • Dùng khi còn ấm 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối

Bài thuốc Tứ Diệu Tán gia giảm

Với công dụng thanh nhiệt, lợi tán, bài thuốc Tứ Diệu Tán gia giảm có thể chữa chứng thấp nhiệt phát xuống gây sưng đau xương khớp và mềm nhão, tê bì hai chân.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 10g ý dĩ, 10g hoàng bá, 10g ngưu tất và 10g thương truật
  • Tán 4 dược liệu trên thành bột mịn rồi cất trữ trong lọ thủy tinh để dùng dần
  • Mỗi lần sử dụng, bạn hòa 10 – 12g bột mịn vào nước ấm
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày

Bài thuốc Tả Quy Hoàn

Tả Quy Hàn là bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp cùng chậu thể thận âm hư. Bằng cách áp dụng phép trị tư âm, bổ thận, Tả Quy Hoàn có thể chữa ra mồ hôi trộm, chóng mặt, ù tai, miệng khô, lưng đau chân yếu, can thận tinh huyết suy kém.

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y
Tả Quy Hàn là bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp cùng chậu thể thận âm hư.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 120g ngưu tất, 160g thỏ ty tử, 160g sơn thù, 160g hoài sơn, 160g kỷ tử, 160g quy bản, 160g lộc giác giao và 320g thục địa
  • Tán tất cả dược liệu trên thành bột mịn 
  • Thêm một chút mật ong nguyên chất vào hỗn hợp bột trên rồi vo thành viên nhỏ (kích thước mỗi viên bằng hạt ngô đồng)
  • Mỗi lần sử dụng, độc giả lấy 12 – 16g hòa vào nước ấm
  • Uống thuốc 2 – 3 lần/ngày

Bài thuốc Hữu Quy Hoàn

Bằng cách ứng dụng phép trị bổ sung tinh huyết và ôn bổ thận dương, bài thuốc Hữu Quy Hoàn có thể chữa viêm khớp cùng chậu thể thận dương hư, trị mệnh môn hỏa suy, đau lưng mỏi gối, tê lạnh tay chân, khiếp thần suy (ở người lớn tuổi) và giúp hoạt tinh.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 80g nhục quế, 80g phục tử chế, 120g đương quy, 160g hoài sơn, 160g lộc giác giao, 160g kỷ tử, 160g đỗ trọng, 160g sơn thù và 320g thục địa
  • Tán 4 dược liệu trên thành bột mịn 
  • Thêm một chút mật ong nguyên chất vào hỗn hợp bột trên rồi vo thành viên nhỏ (kích thước mỗi viên bằng hạt ngô đồng)
  • Mỗi lần sử dụng, người đọc lấy 4 – 8g hỗn hợp hòa cùng nước ấm
  • Có thể uống 1 lần hoặc 2 – 3 lần/ngày

Ngoài ra, với phép trị thông kinh hoạt lạc và bồi bổ xương khớp, bài thuốc Bắc sau có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, bổ huyết (nếu huyết hư) và hoạt huyết (khi huyết ứ).

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 6g cam thảo, 6g hồng hoa, 8g đào nhân, 8g trần bì, 10g độc hoạt, 10g đương quy, 10g đỗ trọng, 10g thổ phục linh, 12g kim ngân đằng và 15g tục đoạn
  • Sắc thang thuốc thật kỹ
  • Chia thành 2 phần bằng nhau, uống 2 lần/ngày

Bài thuốc Nam trị viêm khớp cùng chậu

Nha đam, ngải cứu, chuối hột, cà tím, đu đủ, cây trinh nữ, dây đau xương… là những loài thảo mộc dân dã, quen thuộc và gắn bó mật thiết đời sống hàng ngày. Dưới đây là 11 cách chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y hiệu quả từ các vị thuốc Nam dễ tìm này.

Bài thuốc Nam chữa viêm khớp cùng chậu từ nha đam

Với đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, nha đam có thể chữa lành vết thương nhanh chóng, đồng thời cải thiện tốt các cơn đau nhức tại khớp cùng chậu.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi nhỏ
  • Rửa sạch, tách lấy phần gel và loại bỏ vỏ
  • Bôi trực tiếp tinh chất gel lên vùng da đau mỏi
  • Thực hiện 3 – 4 lần/ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm
  • Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức nước ép nha đam mỗi ngày nhằm tăng cường hiệu quả điều trị

Bài thuốc Nam trị viêm khớp cùng chậu từ cà tím

Y học cổ truyền quan niệm, cà tím là dược liệu vị ngọt, tính hàn, có công dụng chữa phong đờm nhiệt, đau lưng, tiểu ra máu, co rút chân, đau nhức xương khớp, phong huyết tích lạnh ở vùng thắt lưng… Bên cạnh đó đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh thành phần dinh dưỡng phong phú, dồi dào của vị thuốc này: vitamin, anthoxyanozit cùng một số chất chống oxy hóa.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 trái cà tím và 1 lít nước sạch
  • Rửa sạch cà tím bằng nước muối pha loãng
  • Cắt bỏ núm cà, cắt lát mỏng
  • Cho cà tím vào nồi cùng 1 lít nước và nấu sôi
  • Ngâm cà tím trong nồi cho đến khi nước nguội
  • Bỏ bã, lấy nước cà tím dùng hàng ngày

Bài thuốc Nam chữa viêm khớp cùng chậu từ bột quế và mật ong

Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho hệ thống cơ – xương – khớp, quế là một trong bộ bốn dược liệu quý hiếm, bao gồm: sâm – nhung – quế – phụ. Thêm vào đó, mật ong có giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều hoạt chất kháng viêm. Vì vậy, bài thuốc dân gian này có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng.

Bài thuốc Nam chữa viêm khớp cùng chậu từ bột quế và mật ong
Bài thuốc dân gian từ bột quế và mật ong có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 phần bột quế và 2 phần mật ong nguyên chất
  • Trộn đều bột quế và mật ong rồi cho vào hũ thủy tinh, đậy kín
  • Mỗi lần sử dụng, độc giả hòa 1 muỗng cà phê hỗn hợp vào 100ml nước ấm
  • Kiên trì dùng nước bột quế – mật ong đều đặn mỗi ngày trong vòng 3 tuần
  • Lưu ý: Việc sử dụng bột quế liên tục trong một khoảng thời gian dài dễ gây khô miệng và táo bón. Do đó, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm tính mát để giảm thiểu tác dụng phụ này.

Bài thuốc Nam trị viêm khớp cùng chậu từ ngải cứu

Quan niệm Đông y cho rằng, với vị đắng, tính ấm, mùi thơm, ngải cứu có thể phòng chống viêm nhiễm, điều hòa khí huyết và xoa dịu các cơn đau nhức. Do đó, vị thuốc Nam quen thuộc này chủ trị nhiều bệnh đau nhức xương khớp, đặc biệt là chứng đau lưng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi cùng một chút muối hạt
  • Loại bỏ phần lá héo úa, hư úng
  • Rửa sạch ngải cứu trong nước muối pha loãng
  • Giã nhuyễn ngải cứu và muối hạt
  • Sao nóng toàn bộ nguyên liệu
  • Nhẹ nhàng đắp hỗn hợp lên vị trí đau viêm, sau đó buộc lại bằng tấm vải sạch
  • Áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ cho đến khi triệu chứng được cải thiện
  • Có thể thay thế muối hạt bằng rượu ngon: Sao nóng ngải cứu trong một chút rượu trắng, sau đó sử dụng dung dịch để xoa bóp khớp đau

Bài thuốc Nam chữa viêm khớp cùng chậu từ chuối hột

Chuối hột tính bình, vị ngọt chát, được quy vào kinh phế, tỳ, can, có công dụng lương huyết, tiêu viêm và rất tốt cho những người bị đau nhức xương khớp hay mắc bệnh viêm khớp. Theo quan niệm dân gian, chuối hột rừng sẽ mang đến hiệu quả điều trị vượt trội hơn hẳn.

Tuy nhiên, nếu không thể tìm mua chuối hột rừng, độc giả hoàn toàn có thể thay thế bằng chuối hột trồng. Hiện nay, cách chế biến rượu chuối hột để chữa bệnh viêm khớp cùng chậu có nhiều biến thể khác nhau. Thế nhưng, các bước ngâm rượu chuối hột cơ bản như sau:

  • Chuẩn bị 1kg chuối hột xanh và 3 lít rượu khoảng 40 độ
  • Rửa sạch toàn bộ chuối hột, cắt lát mỏng
  • Rửa kỹ phần chuối vừa xắt trong nước muối pha loãng nhằm loại bớt mủ chuối
  • Phơi khô dưới nắng gắt
  • Sao vàng chuối hột
  • Tẩm chuối với một lượng rượu vừa đủ ngấm rồi đậy kín và để nguyên trong vòng 20 phút
  • Cho lượng chuối hột trên vào lọ thủy tinh, sau đó đổ phần rượu còn lại vào và đậy nắp thật kín
  • Ngâm ủ 3 tháng trước khi sử dụng
  • Mỗi ngày bạn uống 1 ly rượu nhỏ (khoảng 30ml) trước lúc đi ngủ

Bài thuốc trị viêm khớp cùng chậu từ lá lốt

Lá lốt rất giàu hai loại alcaloid là piperidin và piperin cùng hàng loạt tinh dầu khác. Loài rau này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau vô cùng hiệu nghiệm. Vì vậy, các bài thuốc dân gian từ lá lốt rất an toàn, lành tính và đã được áp dụng rộng rãi. Người bệnh viêm khớp cùng chậu có thể điều trị bằng lá lốt thông qua 2 hình thức sau:

Dạng nước cốt

  • Chuẩn bị 20g lá lốt tươi
  • Rửa sạch lá lốt trong nước muối pha loãng
  • Giã nhuyễn nguyên liệu, vắt lấy nước cốt (có thể pha với sữa tươi hoặc hòa vào 50ml nước lọc cho dễ uống)
  • Dùng sau bữa ăn (nhằm hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày) trong vòng 7 – 10 ngày liên tục

Dạng thuốc sắc

  • Chuẩn bị một lượng lớn lá lốt và rễ cỏ xước
  • Rửa sạch hai nguyên liệu bằng nước muối pha loãng
  • Để ráo rồi phơi khô
  • Mỗi lần sử dụng, bạn sắc kỹ 1 nhúm rễ cỏ xước và 1 nhúm lá lốt khô với 500ml nước
  • Dùng đều đặn mỗi ngày khoảng 2 tuần để đẩy lùi triệu chứng

Bài thuốc Nam chữa viêm khớp cùng chậu từ cây trinh nữ

Với tính hơi hàn, vị ngọt se, rễ cây trinh nữ giúp giảm đau, chống viêm và an thần vô cùng hiệu quả. Từ bao đời nay, vị thuốc này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc Nam điều trị các vấn đề về xương khớp nói chung và viêm khớp cùng chậu nói riêng.

Bài thuốc Nam trị viêm khớp cùng chậu từ cây trinh nữ
Với tính hơi hàn, vị ngọt se, rễ cây trinh nữ giúp giảm đau, chống viêm và an thần vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị rễ trinh nữ và một lượng rượu trắng 40 độ vừa đủ
  • Rửa sạch rễ trinh nữ trong nước muối pha loãng rồi phơi khô
  • Rửa lại dược liệu thêm lần nữa nhằm loại bỏ bụi bẩn hoàn toàn
  • Cắt khúc rễ trinh nữ, sau đó tẩm với một chút rượu trắng, đậy kín trong vòng 20 phút
  • Sao thơm toàn bộ hỗn hợp trên lửa nhỏ
  • Mỗi lần sử dụng, người đọc lấy một nhúm rễ cây trinh nữ ngâm với 200ml nước nóng
  • Uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều

Bài thuốc Nam trị viêm khớp cùng chậu từ đu đủ

Theo y học cổ truyền, đu đủ vị ngọt, tính hàn, mùi hơi hắc, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng và mát gan. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, khu trừ phong thấp. Vì vậy, đu đủ có thể hạn chế tối đa những cơn đau lưng phiền toái, đồng thời đẩy lùi nhiều bệnh lý xương khớp liên quan đến cột sống. Một số hoạt chất của đu đủ giúp làm những giãn mạch máu đang bị bí tắc, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 trái đu đủ xanh, 30g mễ nhân cùng 2 chén nước sạch
  • Gọt bỏ vỏ đu đủ, rửa sạch trong nước muối pha loãng, để ráo
  • Cho đu đủ và mễ nhân vào nồi, nấu trên lửa nhỏ
  • Khi mễ nhân chín mềm, bạn thêm một chút đường cát vào hỗn hợp
  • Dùng khi còn nóng

Bài thuốc Nam chữa viêm khớp cùng chậu từ dây đau xương

Theo Đông y, dây đau xương tính mát, vị đắng, được quy vào kinh can, hoàn toàn đối kháng với bản chất thượng viêm can hỏa (tình trạng gan nóng kích ứng phản ứng viêm), có thể mang đến hiệu quả vô cùng rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý đau nhức xương khớp nói chung và viêm khớp cùng chậu nói riêng. 

Dạng thuốc sắc

  • Chuẩn bị 20g rễ cỏ xước và 20g thân + cành dây đau xương
  • Rửa sạch toàn bộ cỏ xước và dây đau xương bằng nước muối pha loãng
  • Sắc kỹ hai nguyên liệu với 400ml nước sạch trên lửa nhỏ
  • Nấu cho đến khi nước thuốc cô cạn còn khoảng 100ml
  • Dùng đều đặn hàng ngày trong 10 – 15 ngày liên tục

Dạng rượu ngâm

  • Chuẩn bị 2kg dây đau xương cùng 5 lít rượu 40 độ
  • Rửa sạch toàn bộ dây đau xương với nước muối pha loãng và để ráo
  • Cắt khúc nguyên liệu, sau đó sao vàng
  • Vảy một lượng rượu vừa đủ để làm ẩm dây đau xương, giữ nguyên trong 10 phút
  • Ngâm rượu dây đau xương khoảng 4 tháng
  • Mỗi lần sử dụng, bạn uống 1 ly rượu nhỏ (khoảng 30ml) mỗi ngày trước khi đi ngủ
  • Ngoài ra, độc giả có thể giã nhuyễn thân dây đau xương rồi đắp trực tiếp lên vị trí viêm đau

Bài thuốc Nam trị viêm khớp cùng chậu từ cây hy thiêm

Sách Đồ kinh bản thảo ghi nhận, cây hy thiêm giúp trừ thấp, khu phong kiêm hoạt huyết, có thể điều trị chứng chân tay tê dại, can thận phong khí, đau xương, nhức lưng, mỏi gối. Do đó, từ bao đời nay, loài cây này đã được ứng dụng vào nhiều bài thuốc Nam chữa bệnh đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g thiên niên kiện, 100g hy thiêm, 1 lít rượu trắng và một chút đường
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu, để ráo
  • Cho hy thiêm, thiên niên kiện, đường và rượu vào nồi, nấu cho đến khi hỗn hợp cô đặc thành cao
  • Uống 1 chén nhỏ trước bữa ăn trưa và tối
  • Dùng đều đặn 2 lần/ngày

Bài thuốc Nam trị viêm khớp cùng chậu từ cây đại tướng quân

Cây đại tướng quân (náng, tỏi voi, chuối nước) vị cay, tính mát, có công dụng tán ứ, thông huyết, tiêu sưng, giảm đau, chủ trị buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, bong gân và đau nhức xương khớp. 

Bài thuốc Nam chữa viêm khớp cùng chậu từ cây đại tướng quân
Cây đại tướng quân vị cay, tính mát, có công dụng tán ứ, thông huyết, tiêu sưng, giảm đau, chủ trị buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, bong gân và đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g lá dạ cẩm và 30g lá đại tướng quân
  • Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu trong nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Giã nát lá dạ cẩm và lá đại tướng quân, sau đó đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức
  • Lưu ý: Chỉ đắp hỗn hợp này ngoài da, tuyệt đối không dùng để uống

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp áp dụng các bài thuốc Đông y trên với kỹ thuật xoa bóp, châm cứu – bấm huyệt trong quá trình điều trị nhằm tăng cường hiệu quả đẩy lùi bệnh lý.

Một số lưu ý khi chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y

Tương tự các phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu khác, những bài thuốc dân gian này cũng ẩn chứa một số nguy cơ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe và nâng cao kết quả chữa bệnh, độc giả nên:

  • Tuân thủ nghiêm túc và triệt để mọi chỉ định của thầy thuốc về thời điểm, liều lượng dùng thuốc. 
  • Không tự ý chọn mua hay phối hợp bừa bãi những loại dược liệu khác nhau nếu chưa tham khảo ý kiến lương y uy tín.
  • Ngưng dùng thuốc ngay nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường như: ngứa ngáy, nổi mề đay…
  • Kết hợp việc sử dụng thuốc Đông y thường xuyên, đều đặn với các bài tập vật lý trị liệu chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà.
  • Duy trì chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất, bổ sung đủ nước, ăn nhiều thịt cá, rau xanh, ngũ cốc, trái cây, các loại hạt, đồng thời tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, hạn chế món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cùng các thực phẩm chứa nhiều purin. 

Như vậy, chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, tiết kiệm và đơn giản. Tuy nhiên, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng cho đến khi các bài thuốc này phát huy công dụng tối đa. Hơn nữa, nếu chọn mua dược liệu trôi nổi hoặc không điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro về mặt sức khỏe. Vì vậy, trong suốt quá trình điều trị bệnh lý, bạn cần thường xuyên thăm khám để được theo dõi sát sao và hỗ trợ kịp thời.

Cùng chuyên mục

viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để phòng và điều trị bệnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá điều trị và phục hồi cho những người mắc các lý liên quan đến xương khớp. Viêm khớp...

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu? 10 bệnh viện tốt nhất

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu? 10 bệnh viện tốt nhất

"Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý tự miễn, có tính...

Co cứng khớp

Viêm đau khớp ngón tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm đau khớp ngón tay là bệnh lý “tuổi già” rất khó điều trị. Theo thống kê, khoảng ¼ nam giới và ½ nữ giới trên toàn thế giới từng...

viêm bao hoạt dịch khớp gối

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân và hướng điều trị

Viêm bao hoạt dịch khớp là dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những vận động viện hay những người bị chấn thương hay di chuyển quá nhiều....

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Nguy hiểm không?

Nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh lý. Triệu chứng này thuộc một trong 7 tiêu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn