Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Gạo lứt rang trị thoái hóa khớp giúp bệnh cải thiện ngay tại nhà

Gạo lứt rang trị thoái hóa khớp là một trong những mẹo chữa dân gian được nhiều người bệnh thực hiện tại nhà mang lại kết quả tích cực. Ưu điểm của các phương pháp này là có độ an toàn cao, lành tính, tránh phát sinh tác dụng phụ và hạn chế lạm dụng thuốc Tây. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, việc kết hợp các bài thuốc từ gạo lứt rang sẽ tăng hiệu quả kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp.

Công dụng của gạo lứt trong chữa bệnh thoái hóa khớp

Gạo lứt là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng các dưỡng chất và vitamin dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gạo lứt hay còn gọi là gạo không đánh bóng hoặc gạo rắn, gạo lật. Gạo được xay để loại bỏ vỏ trấu bên ngoài và vẫn giữ được lớp cám bên trong như các loại gạo thông thường. Do đó, thực phẩm này vẫn giữ được các thành phần dưỡng chất, yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Công dụng của gạo lứt trong chữa bệnh thoái hóa khớp
Gạo lứt rang trị thoái hóa khớp là một trong những mẹo chữa dân gian được nhiều người bệnh thực hiện tại nhà mang lại kết quả tích cực

Trong một số nghiên cứu Y học hiện đại cho thất, trong gạo lứt chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ làm lành những tổn thương, tăng cường sức khỏe của xương khớp. Các thành phần chính có trong thực phẩm này bao gồm:

  • Các nguyên tố vi lượng: Calci, Sắt, Kali, Mangan, Magie, Selen, Natri,…
  • Vitamin:  vitamin K, vitamin M, B1, B3, B5, B6
  • Chất xơ
  • Các chất chống oxy hóa cao như glutathione, SOD, IP6, tocotrienol,…
  • Sterol Line và Phytosterol

Với những thành phần dưỡng chất này, gạo lứt mang lại một số công dụng trong hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp như sau:

  • Vitamin có trong thực phẩm này sẽ tăng cường chức năng bảo vệ hệ thần kinh. Ngoài ra, hàm lượng vitamin K dồi dào được tìm thấy trong gạo lứt có tác dụng lọc lượng canxi dư thừa trong máu, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi vào các khớp xương, nhằm bổ sung thành phần này vào những khớp xương bị thiếu hụt, giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Các chất chống oxy hóa, đặt biệt IP6 có khả năng ngăn ngừa những kết tinh oxalat canxi dẫn đến hình thành sỏi thận đường tiết niệu, đồng thời giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương sớm. Bên cạnh đó, những hoạt chất chống oxy hóa còn góp phần ngăn ngừa hoạt động của gốc tự do gây hại cho cơ thể.
  • Các vi lượng có trọng gạo lứt giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, hỗ trợ quá trình vận động, di chuyển hiệu quả hơn. từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp và một số vấn đề liên quan đến xương khớp
  • Chất xơ có tác dụng hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa táo bón, đồng thời cân bằng lượng đường huyết đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Hoạt chất Sterol Line và Phytosterol có trong gạo lứt có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, hạn chế các phản ứng viêm, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
  • Loại thực phẩm này có tác dụng cải thiện các triệu chứng yếu cơ, tê bì chân tay, tăng sức mạnh ở các chi và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho những trường hợp mắc chứng chán ăn, suy dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó, gạo lứt còn hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, giải độc trực tràng. Từ đó, giúp làm giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể đến các khớp.

Gạo lứt rang trị thoái hóa khớp giúp bệnh cải thiện ngay tại nhà

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lúc là một trong những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là những trường hợp mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp, bao gồm thoái hóa khớp. Tuy nhiên, thực phẩm này chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi người bệnh áp dụng đúng cách và kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ và chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học.

Dưới đây là một số mẹo chữa thoái hóa khớp từ gạo lứt tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng mà mang lại kết quả tích cực:

1. Bột gạo lứt rang chữa thoái hóa khớp

Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp đơn giản và được nhiều người bệnh áp dụng. Mẹo chữa này phù hợp với người thường xuyên bận rộn, bị hạn chế về thời gian để áp dụng những biện pháp khác chữa bệnh lý.

Bột gạo lứt rang chữa thoái hóa khớp
Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp đơn giản và được nhiều người bệnh áp dụng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1kg gạo lứt cho vào chảo rang đến khi phần vỏ ngoài của hạt gạo chuyển sang màu nâu đậm, có mùi thơm, hạt gạo bung đều thì tắt bếp
  • Đổ gạo ra vật chứa rồi dùng vải sạch phủ kín lên để nguội
  • Sau đó, cho gạo lứt đã rang vào máy xay thành bột mịn rồi cho vào lọ thủy tinh hoặc nhựa có nắp đậy bảo quản ở nơi thoáng mát dự trữ để dùng dần
  • Mỗi lần sử dụng lấy 2 thìa bột gạo hòa cùng với 100ml nước sôi, khấy đều rồi uống. Mỗi ngày sử dụng từ 2 – 3 lần
  • Áp dụng thực hiện liên tục trong 10 ngày sẽ cảm nhận các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm

2. Cốm gạo lứt chữa thoái hóa khớp

Sử dụng cốm gạo lứt là cách chữa thoái hóa khớp được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả tích cực, mẹo chữa này phù hợp với nhiều đối tượng và lứa tuổi khách nhau, dễ thực hiện và dễ ăn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2 chén gạo lứt (tùy vào nhu cầu sử dụng)
  • Gạo lứt mang đi ngâm với nước khoảng 20 – 22 giờ rồi nấu thành cơm
  • Cơm gạo lứt sau nấu chín thì để nguội, khô hoàn toàn sau đó tách rời từng hạt cơm (hoặc bạn cũng có thể mang cơm phơi khô dưới ánh nắng)
  • Sau đó mang cơm đi rang và cho thêm 1 ít muối để đậm vị. Kết hợp đảo đều tay sao cho các hạt cơm vàng đều, nở ra có mùi thơm thì tắt bếp
  • Sau khi cơm rang nguội thì cho vào lọ bảo quản và dùng dần
  • Bạn có thể sử dụng cốm gạo lứt như món ăn vặt hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp

3. Chữa thoái hóa khớp với trà gạo lứt

Theo nhận định từ các chuyên gia, sử dụng gạo lứt pha trà uống có tác dụng kháng viêm, ức chế quá trình thoái hóa khớp diễn ra sớm và thúc đẩy tái tạo sụn khớp hiệu quả. Đây là một trong những mẹo chữa đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà.

Chuẩn bị:

  • 1kg gạo lứt
  • 2 lít nước lọc
  • 1 muỗng muối (5 gam)

Hướng dẫn thực hiện:

  • Gạo lứt cho vào chảo sao đến khi hạt gạo chuyển sang màu nâu đậm, bung đều và có mùi thơm thì tắt bếp
  • Cho gạo vào một chiếc dĩa sạch và để nguội khoảng 20 phút
  • Kế đến, cho phần gạo lứt đã rang vào ấm đun với 2 lít nước lọc
  • Sau khi nước sôi thì cho thêm muối vào và đun đến khi hạt gạo mềm đều thì tắt bếp
  • Để nước bớt nguội thì lọc bỏ phần bã, dùng phần nước uống mỗi ngày, có thể thay thế cho nước lọc.
Chữa thoái hóa khớp với trà gạo lứt
Theo nhận định từ các chuyên gia, sử dụng gạo lứt pha trà uống có tác dụng kháng viêm, ức chế quá trình thoái hóa khớp diễn ra sớm và thúc đẩy tái tạo sụn khớp hiệu quả

4. Gạo lứt kết hợp với muối mè

Gạo lứt rang với muối mè không chỉ là món ăn được nhiều người yêu thích mà nó còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Chuẩn bị:

  • Gạo lứt: 500 gam
  • Muối mè: 50 gam

Hướng dẫn thực hiện:

  • Gạo lứt sau khi mua về mang đi vo sạch, lưu ý tránh chà xát quá mạnh vì có thể làm mất đi lớp dưỡng chất bên ngoài
  • Sau đó cho gạo vào nồi với lượng nước vừa đủ nấu thành cơm
  • Sau khi cơm chín thì dùng kèm với muối mè vào buổi sáng
  • Áp dụng thực hiện đều đặn kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý sẽ cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

5. Cháo gạo lứt và đậu đỏ chữa thoái hóa khớp

Người bị thoái hóa khớp cũng có thể sử dụng gạo lứt chế biến thành các món ăn vừa bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Chuẩn bị:

  • 100 gam gạo lứt
  • 200 gam tỏi sống
  • 200 gam đậu đỏ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đậu đỏ và gạo lứt mang đi vo sạch rồi ngâm với nước khoảng từ 6 – 7 tiếng
  • Cho hỗn hợp trên vào nồi cùng với lượng nước phù hợp rồi đun sôi
  • Khi sôi lên, bạn giảm nhỏ lửa đun đến khi cả đậu đỏ và gạo lứt mềm nhừ rồi cho thêm tỏi băm vào khuấy đều, đun sôi thêm lần nữa rồi tắt bếp
  • Mỗi tuần dùng món cháo đậu đỏ và gạo lứt từ 2 – 3 lần đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn
Cháo gạo lứt và đậu đỏ chữa thoái hóa khớp
Người bị thoái hóa khớp cũng có thể sử dụng gạo lứt chế biến thành các món ăn vừa bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh

6. Nấu cháo gạo lứt với cá hồi

Chuẩn bị:

  • Cá hồi (phần phi lê), tôm, gạo lứt, hành tây, tỏi tây, súp lơ xanh, gia vị vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Tất cả các nguyên liệu trên mang đi rửa sạch
  • Cá hồi mang đi chiên vàng sau đó thái thành hạt lựu
  • Tôm bóc vỏ, làm sạch phần ruột trên lưng và tiến hành băm nhuyễn 1/2 lượng tôm. Cho phần tỏi băm và hành băm vào chảo cùng với dầu ăn phi thơm, sau đó cho tôm băm vào xào đến khi thịt xăn lại
  • Súp lơ, tỏi tây, hành tây cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn
  • Gạo lứt sau khi vo sạch thì nấu cháo như bình thường. Kế đến cho cá hồi và tôm băm vào nấu cùng. Sau đó cho phần tôm còn lại, súp lơ, hành tây, tỏi tây vào nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
  • Thưởng thức món ăn khi còn nóng sẽ giúp giữ được hương vị cũng như tác dụng chữa bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt rang chữa thoái hóa khớp

Gạo lứt là một trong những thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả. Các mẹo chữa bệnh lý từ thực phẩm này có độ lành tính, an toàn, dễ thực hiện và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, để tránh phát sinh rủi ro trong quá trình thực hiện, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nhóm đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người gầy, người cao tuổi hạn chế sử dụng gạo lứt thường xuyên. Bởi loại thực phẩm này không có khả năng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất. Bạn có thể tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.
  • Tránh lạm dụng gạo lứt trong điều trị thoái hóa khớp, một số thành phần có trong gạo lứt có thể gây táo bón, khó tiêu. Mỗi tuần bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm này từ 2 – 3 lần.
Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt rang chữa thoái hóa khớp
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm cải thiện khả năng vận động của xương khớp hiệu quả
  • Gạo lứt có độ cứng hơn so với các loại gạo thông thường. Do đó, trong quá trình ăn, bạn cần nhai kỹ rồi mới nuốt. Điều này tránh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Hoặc bạn cũng có thể ngâm gạo với nước khoảng 10 – 36 giờ đồng hồ trước khi chế biến để hạt gạo mềm hơn.
  • Trong khi vo gạo, tránh chà xát mạnh vì có thể làm mất đi lớp dưỡng chất bên ngoài chứa các hoạt chất quan trọng trong cải thiện bệnh thoái hóa khớp.
  • Bên cạnh việc bổ sunh các món ăn, mẹo chữa từ gạo lứt, người bị thoái hóa khớp cần hạn chế lạm dụng bia rượu, các chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng không tốt cho quá trình điều trị bệnh lý.
  • Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, hạn chế lao động quá sức, vận động sai tư thế. Đồng thời, tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm cải thiện khả năng vận động của xương khớp hiệu quả.
  • Song song với việc thực hiện các mẹo chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt rang, người bệnh cần tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa như sử dụng thuốc tây, vật lý trị liệu,…

Trên đây là một số mẹo chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt rang được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, gạo lứt rang chỉ có tác dụng cải thiện, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý, không thể thay thế các phương pháp điều trị chuyên sâu. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối và cách luyện tập phục hồi

Giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này biểu hiện qua các dấu...

bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

7 bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối đơn giản nhất

Những người bị thoái hóa khớp gối thường được khuyến khích luyện tập đơn giản tại nhà để giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Mục...

thuốc tăng chất nhờn cho khớp

Top 8 Thuốc Tăng Chất Nhờn Cho Khớp, tái tạo sụn tốt nhất

Thuốc tăng chất nhờn cho khớp sẽ cải thiện tình trạng khớp bị khô quá mức, nhờ đó làm giảm tình trạng ma sát và làm giảm những cơn đau...

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Bệnh chớ xem thường

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Bệnh chớ xem thường

Theo các chuyên gia đầu ngành, biểu hiện thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở những đối tượng trên 55 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này có...

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng góp phần quan...

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn