Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa cảnh báo nhiều bệnh lý – Chuyên gia gợi ý cách chữa TẬN GỐC

Tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa thường xuất hiện ở nhiều người, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Hiện tượng này có thể do phản ứng của cơ thể khi gặp tác nhân gây dị ứng hoặc đây là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Hãy cũng theo dõi thông tin dưới đây để biết rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý hiệu quả.

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa là bị gì?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, cố vấn y khoa VTV2, việc cào gãi hay chà xát lên da khi bị ngứa chỉ có thể làm giảm cơn ngứa ngáy tại thời điểm đó. Vì trong khi gãi, các tế bào và dây thần kinh đều sẽ bị tổn thương. Nhưng chỉ có làn da mới có thể cảm nhận được cảm giác được đau và ngứa.

Cơn ngứa ngáy sẽ khởi phát khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài có khả năng gây kích ứng cao như phấn hoa, lông động vật hoặc tác nhân bên trong cơ thể như bệnh viêm da dị ứng, bệnh vảy nến, viêm da cơ địa,…

Khi gãi ngứa, sẽ khiến cơ thể giải phóng chất Serotonin chống đau rát và tổn thương trên da. Khi đó, dẫn đến tình trạng càng gãi càng ngứa. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do cơ thể phản ứng dị ứng hoặc cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:

Bị dị ứng

Biểu hiện điển hình nhất khi bị dị ứng là xuất hiện những cơn ngứa ngáy. Khi bạn tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường có khả năng gây kích ứng như dị ứng thời tiết, phấn hóa, mủ nhựa thực vật, lông động vật, hóa chất,…

Lúc này cơ thể sẽ tiết ra Histamin, đây là chất có khả năng chống lại các dị nguyên và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Lúc này sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy trên da, chảy nước mắt hoặc hắt hơi.

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa là bị gì?
Biểu hiện điển hình nhất khi bị dị ứng là xuất hiện những cơn ngứa ngáy

Tình trạng ngứa ngáy sẽ được cải thiện khi bạn tránh các tác nhân gây dị ứng. Để giảm ngứa ngáy, các bác sĩ da liễu thường khuyên người bệnh chườm lạnh, thoa kem dưỡng ẩm. Tránh chà xác, hay cào gãi vì càng gãi sẽ càng ngứa gây trầy xước da và tăng nguy cơ bội nhiễm.

Bệnh viêm da

Khi mắc bệnh viêm da, người bệnh thường có các triệu chứng như khô da, da bị đỏ và ngứa ngáy. Hiện tượng ngứa ngáy có thể tiến triển theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ, cơ địa và loại bệnh viêm da.

Các biện pháp điều trị bệnh lý này thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và độ tuổi của người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng lưu ý với bệnh nhân tránh cào gãi vì có thể gây tổn thương da và kích thích bùng phát cơn ngứa dữ dội hơn.

Rối loạn hệ thần kinh

Theo các chuyên gia, khi hệ thống thần kinh bị rối loạn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, xử lý thông tin sai lệch, gây ra các cơn ngứa và đau của cơ thể.

Một số bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh như: Bệnh tiểu đường, bệnh Zona thần kinh, bệnh đa xơ cứng, thần kinh bị chèn ép, stress,…

Các bệnh liên quan trực tiếp đến hệ thống thần kinh trung ương cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng. Trong quá trình điều trị, người bệnh hạn chế chà xát hay gãi lên da, cách này không thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và có thể khiến làn da bị tổn thương.

Bệnh tuyến giáp

Tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa có thể liên quan đến các vấn đề về tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp bào gồm biểu hiện tuyến giáp hoạt động kém gây suy nhược tuyến giáp và bệnh cường giáp khi tuyến giáp hoạt động quá mức.

Bệnh lý liên quan trực tiếp đến nội tiết tố, kèm theo các cơn ngứa ngáy mãn tính và cần áp dụng các biện pháp điều trị lâu dài.

Rối loạn chức năng thận, gan

Gan và thận là những cơ quan có chức năng đào thải các độc tố bên trong cơ thể. Khi các chức năng của các cơ quan này có vấn đề, sẽ khiến quá trình thải độc bị ảnh hưởng. Các độc tố không được đào thải lâu ngày sẽ tích tụ qua da, gây bùng phát cơn ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn trứng cá,…

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa là bị gì?
Ngứa da do bị rối loạn chức năng gan, thận nên được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh

Trường hợp bị ngứa da do bị rối loạn chức năng gan, thận nên được khám và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, khi bị ngứa ngáy bạn nên tránh cào gãi vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra hiện tượng càng gãi càng ngứa.

Mất cân bằng Serotonin

Để các tế bào não và hệ thống thần kinh có thể liên lạc với nhau, cơ thể sẽ sản xuất ra Serotonin đây được xem là một chất hóa học. Khi nồng độ Serotonin trong cơ thể bị rối loạn hay mất cân bằng sẽ gây ra tình trạng đau rát và kích ứng gây ngứa ngáy trên da.

Khi người bệnh cào gãi, lúc này chất Serotonin sẽ giải phóng như thuốc giảm đau tự nhiên, sau đó kích hoạt các thụ thể gây ngứa ngáy dữ dội hơn. Do đó, nên khi bạn càng gãi sẽ càng ngứa lan khắp người.

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình là các loại thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh, thuốc trầm cảm có thể sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khắp người.

Hiện tượng ngứa do dị ứng thuốc cần được bác sĩ trực tiếp theo dõi và xử lý thích hợp, người bệnh tránh áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà vì có thể khiến các triệu chứng bùng phát dữ dội hơn.

Một số trường hợp người bệnh được bác sĩ chỉ định thay đổi các loại thuốc điều trị để làm giảm cơn ngứa ngáy. Bên cạnh đó, người  bệnh nên lưu ý tránh gãi mạnh liên tục lên da khi bị ngứa. Hành động này có thể khiến da bị trầy xước có nguy cơ bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội.

Dù nguyên nhân nào dẫn đến trình trạng ngứa khắp người, càng gãi càng ngứa bạn cũng tránh tình trạng cào gãi vì sẽ ảnh hưởng đến làn da, không mang lại hiệu quả điều trị. Thay vào đó, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp như chườm lạnh, dùng kem dưỡng ẩm để làm giảm ngứa ngáy.

Chữa trị tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa

Để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa. Từ đó có thể áp dụng các phương pháp chữa trị hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy:

Chữa trị tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa
Sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm dịu da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy
  • Chườm mát, chườm đá để làm giảm tình trạng ngứa ngáy tạm thời. Đối với đá viên, trước khi chườm lên vùng da bị tổn thương bạn nên bọc 1 chiếc khăn để tránh bị bỏng lạnh.
  • Tắm bằng nước lạnh hoặc nước ấm và tắm không quá 15 phút. Tránh tắm nước nóng vì có thể làm mất cân bằng độ ẩm của da, khiến da bị khô ráp dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ dội hơn.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, sử dụng các loại xà phòng, sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên, không mùi hương.
  • Chọn mặc những quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt. Tránh mặc các trang phục bó sát gây ma sát da và dẫn đến ngứa ngáy.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm dịu da, cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da, tránh kích ứng.
  • Trước khi sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như thuốc kháng Histamin và thuốc có chứa Corticoid, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý:

  • Nếu áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà sau 1 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
  • Trường hợp da tiết dịch mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Cùng chuyên mục

7 Cách chữa mề đay bằng gừng cắt ngay cơn ngứa ngáy

Thông thường, người bị nổi mề đay được các chuyên gia khuyến cáo đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và có phác đồ điều trị...

Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới an toàn hiệu quả

Đối với các trường hợp mắc bệnh mề đay ở mức độ nhẹ, thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y người bệnh có thể áp dụng một số...

Người hay bị nổi mẩn ngứa do đâu? Cách phòng và chữa trị

Người hay bị nổi mẩn ngứa gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và công việc. Bệnh xảy ra bởi nhiều nguyên nhân...

Dị ứng thuốc nổi mề đay và các biện pháp xử lý

Dị ứng thuốc nổi mề đay thường kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nguy hiểm hơn có thể gây sốc phản vệ gây khó thở, tụt...

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y – Ưu và nhược điểm

Cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Chính vì vậy, phương pháp...

Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả cho mọi đối tượng

5 Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả cho mọi đối tượng

Chữa mề đay bằng lá khế được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả. Giúp giảm các triệu chứng  ngứa ngáy, sưng đỏ, hỗ trợ phục hồi vùng...

Bình luận (1)

  1. Đoàn thị tuyến says: Trả lời

    Tôi ngứa, chích xốn như kim châm càng gải càng nổi giác giác càng ngứa. Tôi bị lâu rồi nhưng đi bệnh viện đa liễu uống thuốc ko hêt.giờ tôi mới sinh dc 1tháng rưỡi thì dùng gì cho hêt ngứa.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn