Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Mề đay vật lý là gì? Triệu chứng, Chẩn đoán & Điều trị

Bệnh mề đay vật lý là một trường hợp của bệnh mề đay. Bệnh gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như mặt thẩm mỹ cho người bệnh. Vậy bệnh mề đay vật lý có những biểu hiện gì, bệnh có lây không, và điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Mề đay vật lý là gì?

Mề đay vật lý (Physical Urticaria) là tình trạng da bị phát ban khi các mao mạch trên da phản ứng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Ánh sáng mặt trời thời tiết thay đổi, các ma sát trên da,…Dẫn đến tầng trung bì của da bị phù cấp tính và mãn tính.

Bệnh được hình thành bởi các phản ứng giải phóng Histamin và một số hóa chất trung gian làm viêm nhiễm. Theo các nghiên cứu, bệnh mề đay vật lý thuộc bệnh mề đay cấp tính có thể tái nhiễm, bệnh xuất hiện ngay trên cơ thể khỏe mạnh. Có khoảng 20% dân số mắc bệnh mề đay vật lý một lần trong đời.

Bệnh mề đay vật lý kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, sưng phù,…Nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Mề đay vật lý là gì?
Mề đay vật lý là gì?

Các nguyên nhân gây mề đay vật lý

Mề đay vật lý bị tác động bởi các yếu tố vật lý bên ngoài, cụ thể từ các nguyên nhân dưới đây:

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Bệnh mề đay vật lý có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc dưới ánh sáng mặt trời quá lâu.

Do nước: Khi người bệnh ngâm mình trong nước quá lâu hay bơi lội, hay thay đổi nguồn nước sinh hoạt cũng sẽ gây nên mề đay vật lý.

Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ

  • Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột làm tác động đến da sẽ dẫn đến nổi mề đay vật lý. Trường hợp này gặp nhiều ở những người trẻ tuổi. Hiện tượng nổi mề đay chỉ kéo dài khoảng vài giờ.
  • Tiếp xúc nhiệt: Khi da tiếp xúc nhiệt nóng lạnh thất thường cũng có nguy cơ  bị mề đay vật lý.
  • Do tiết choline: Hay còn gọi là mề đay Cholinergic, bệnh xuất hiện khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, các tuyến mồ hôi không thể thoát ra được, dẫn đến nổi các mẩn đỏ trên da.

Do kích thích của cơ học:

  • Bị tác động bởi lực bên ngoài: Biểu hiện của người gặp dạng này thường sẽ bị sưng, đau rát ở vùng phải chịu áp lực. Khi mặc quần áo quá chật, đau mông khi ngồi lâu, khi đứng lâu sẽ có nguy cơ nổi mề đay. Mề đay sẽ xuất hiện trong vòng 12 giờ kể từ lúc chịu các áp lực
  • Chứng da vẽ nổi: Người bị dạng này, khi vạch 1 đường nhẹ trên da có một đường xước màu trắng xuất hiện, không lâu sau sẽ lan rộng và hiện rõ trên da. Hiện tượng này cũng sẽ mất đi nhanh chóng.
  • Nổi mề đay vật lý do bị rung động.
Các nguyên nhân gây mề đay vật lý
Các nguyên nhân gây mề đay vật lý

Các triệu chứng mề đay vật lý

Dấu hiệu của bệnh mề đay và mề đay vật lý đều rất dễ nhận biết, bởi những dấu hiệu này đều thể hiện rõ trên da của người bệnh. Những người bị mề đê vật lý thường có biểu hiện sau:

Da xuất hiện những mẩn đỏ: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh mề đay vật lý là da sẽ xuất hiện các mẩn đỏ trên da, những mẩn đỏ này khi sờ vào sẽ sần lên và có các kích thước to nhỏ khác nhau, phân thành từng vùng riêng. Các nốt sần có màu hồng hoặc đỏ, nặng hơn có thể thành mụn nước hoặc xuất huyết. Khi gãi sẽ lan rộng đến các vùng khác.

Bị ngứa ngáy: Lúc này trên da sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ sần và kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi gãy sẽ nóng, rát.

Bị phù mạch: Khi người bệnh bị phát ban đột ngột, sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi sẽ khiến vùng da bị sưng phù lên, làm cho người bệnh đau đớn. Nếu trường hợp bệnh nặng hơn sẽ gây phù ở lưỡi, hầu, thanh quản dẫn đến suy hô hấp. Lúc này bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh mề đay vật lý có lây không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh mề đay nói chung và bệnh mề đay vật lý nói riêng, tuy xảy ra trên da người bệnh nhưng không có tính lây nhiễm.

Mề đay vật lý có thể tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh, không có trường hợp lây trực tiếp từ người bệnh hay lây gián tiếp qua quá trình sinh hoạt.

Nếu trong gia đình có nhiều người gặp phải bệnh mề đay vật lý là do di truyền hoặc các tác nhân môi trường làm bệnh bộc phát.

Chẩn đoán và điều trị mề đay vật lý

Bệnh mề đay vật lý có thể chữa trị nếu người bệnh phát hiện các dấu hiệu của bệnh kịp thời và đến các trung tâm y tế để chẩn đoán và điều trị mề đay vật lý.

Áp dụng các phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

  • Các tổn thương cơ bản trên da: Khi xuất hiện các nốt sần sưng đỏ trên da có các kích thước lớn nhỏ khác nhau, các nốt sần này có thể xuất hiện bất kỳ khu vực nào trên cơ thể. Quan sát sẽ thấy các nốt sần nhô cao hơn so với bề mặt da, có màu hồng nhạt hay màu đỏ. Các vùng mề đay xuất hiện nhanh và lặn đi nhanh.
  • Các vết mày đay phân bố theo từng khu vực hoặc có thể lan rộng hết cơ thể nếu người bệnh dùng tay gãi.
  • Bị phù mạch hay còn gọi là phù Quincke ở các bộ phận như mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài,…Trường hợp nặng hơn các mạch phù sẽ xuất hiện ở ống tiêu hóa hay thanh quản sẽ gây ra các biến chứng như khó thở, hạ huyết áp, rối loạn tim mạch,…
  • Các triệu chứng cơ năng: Những người mắc mề đay vật lý đều bị ngứa ngáy, nếu càng gãi sẽ càng ngứa và mề đay sẽ lan rộng sang các vùng khác. Ở một số người bệnh chỉ có cảm giác rát, bỏng và châm chích.
Áp dụng các phương pháp chẩn đoán
Áp dụng các phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Sử dụng Prick test: Phương pháp này được thực hiện khi các triệu chứng của bệnh mề đay đã được ổn định hơn. Các bác sĩ sẽ nhỏ một ít dị nguyên lên da và lấy kết quả sau 15 phút.
  • Để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng phương pháp RAST để định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên mà họ nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh.
  • Test áp: Liệu pháp này được thực hiện như sau: Các bác sĩ sẽ nhỏ 1 lượng dị nguyên mà họ nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh lên vùng da tay. Để yên khoảng 15 phút, nếu phản ứng dương tính  sẽ các phản ứng các nốt sần, mụn nước nổi lên.

Điều trị mề đay vật lý

Sau khi chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng các phương pháp khác nhau như uống thuốc Tây, dùng các bài thuốc nam,…để điều trị bệnh.

Dùng thuốc Tây để điều trị mề đay vật lý

  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc kháng Histamin ở thế hệ đầu tiên khi dùng sẽ có một số tác dụng phụ như kháng cholinergic, buồn ngủ, tim đập nhanh, khô môi,…Đối với thuốc kháng Histamin thế hệ II sẽ ít gây buồn ngủ, ít gây ra tương tác giữa các thuốc cũng như ít tác dụng với Cholinergic.
  • Thuốc có chứa thành phần corticoid: Với những thuốc chứa corticoid sẽ ở dạng viên uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc được dùng trong trường hợp nổi mày đay cấp tính, bệnh nặng, bị phù thanh quản,…Hoặc bệnh mề đay mãn tính khi thuốc kháng Histamin không đáp ứng được. Lưu ý, thuốc không dùng cho mề đay mãn tính tự phát. Thuốc dùng 2 lần sáng và chiều, sau 2 tuần thì bắt đầu giảm liều dùng.
  • Các loại thuốc khác: Dapson, doxepin, epinephrine, leukotriene, colchicine…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng thay huyết tương, Immunoglobulin truyền vào tĩnh mạch (áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng).

Lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa mề đay:

  • Thuốc Tây có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt để bệnh không tái lại.
  • Không được tự ý mua thuốc về tự điều trị vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm liều hay bớt liều, đi tái khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và đưa các biện pháp điều trị phù hợp.

Áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị mề đay vật lý

Bên cạnh uống thuốc Tây để điều trị bệnh mề đay vật lý, người bệnh có thể kết hợp các bài thuốc dân gian để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị mề đay vật lý
Áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị mề đay vật lý
  • Dùng lá khế: Người bệnh dùng 1 nắm lá khế non rửa sạch sau đó cho vào nồi với 1 lít nước và đun lên. Lấy nước lá khế pha với nước để tắm, có thể dùng lá khế chà xát nhẹ lên vùng da để làm giảm các triệu chứng của mề đay.
  • Dùng lá hẹ: Lá hẹ lấy tầm 1 nắm tay mang đi xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Người bệnh dùng nước này thoa lên vùng bị nổi mề đay để giảm ngứa rát.
  • Dùng lá kinh giới:  Lấy 1 nắm lá kinh giới sau khi rửa sạch thì mang đi sao nóng, bỏ thêm một chút muối rồi chà xát nhẹ lên vùng da mề đay. Cũng có thể nấu lá kinh giới uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh mề đay vật lý.

Áp dụng các cách trên có thể làm giảm các triệu chứng ngứa rát, khó chịu của bệnh mề đay. Tuy nhiên, hiệu quả trong quá trình điều trị rất thấp. Không thể thay thế thuốc chữa bệnh, bạn chỉ nên áp dụng các bài thuốc này để bổ trợ trong quá trình điều trị để đạt được kết quả tốt hơn.

Biện pháp bổ trợ bệnh mề đay vật lý

Người bệnh mề đay trong quá trình điều trị cũng như sau điều trị nên lưu ý một số biện pháp dưới đây để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn cũng như tránh bệnh tái lại.

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Người bệnh mề đay vật lý nên tắm gội mỗi ngày để loại bỏ các dị nguyên gây ra dị ứng trên da. Lưu ý không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không ngâm mình trong nước quá lâu và dùng các loại xà phòng có chất tẩy rửa cao gây hiện tượng kích ứng da.
  • Chọn quần áo thoáng mát: Những bộ quần áo rộng rãi và thoáng mát sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác ngứa ngáy, và các mẩn đỏ cũng giảm đi. Ngoài ra, bạn nên chọn quần áo có chất liệu thấm hút tốt để tránh mề đay lây sang các vùng khác. Đặt biệt, không mặc những quần áo chất liệu dày, bó sát,..sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Chườm khăn nóng, lạnh: Khi bạn bị ngứa ngáy, khó chịu vì các vết mề đay, có thể dùng khăn nóng hoặc khăn lạnh bọc chườm lên để làm giảm các triệu chứng khó chịu, làm lặn đi các vết mẩn đỏ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Cung cấp các thực phẩm tăng cường kháng thể, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Ăn nhiều trái cây, rau củ có chứa nhiều chất khoáng như sắt, kali, kẽm, các loại vitamin,….
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm như (Trứng, dâu tây, socola, cà chua,..), tránh xa các chất kích thích như (rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…). Cung cấp từ 2- 2.5 lít nước mỗi ngày cho cơ để để giúp thanh lọc và trao đổi các trong cơ thể tốt.
  • Vận động, luyện tập thể dục thể thao: Người bệnh tăng cường sức khỏe và tăng cường kháng thể chống lại bệnh bằng cách thường xuyên vận động để đào thải những độc tố bên trong cơ thể.
  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh: Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh nên tránh xa các tác nhân gây bệnh để bệnh phục hồi tốt hơn và tránh bệnh tái lại.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh mề đay vật lý. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, người bệnh hãy trực tiếp đến các bệnh viện được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị đúng cách, tránh bệnh tiến triển thành mãn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Hiện tượng bé bị nổi đỏ từng mảng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da như bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng,...

Cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng dứt ngay cơn ngứa

Cơn ngứa ngáy khó chịu hay tình trạng da nổi phồng rộp của bệnh mề đay dần được giảm nhẹ khi bạn biết đến các bài thuốc từ lá đinh...

Cách trị mề đay bằng lá trầu không hiệu quả dễ thực hiện

Điều trị mề đay bằng lá trầu không là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá rất cao về độ lành tính và an toàn. Theo đó, những người...

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Có Kiêng Nước Không?

Nổi mề đay phải kiêng tắm, kiêng nước là quan niệm của dân gian. Tuy nhiên trên thực tế, các quan niệm này chưa được chứng minh trên cơ sở...

Da nổi đốm trắng không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa

Da nổi đốm trắng không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa

Hiện tượng da nổi đốm trắng không ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh về da liễu thông thường hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của...

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ là tình trạng các mẩn đỏ xuất hiện ở vùng cổ gây ngứa ngáy, châm chích. Biểu hiện xuất hiện khi gặp phải các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn