Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Bị dị ứng nổi mề đay kiêng gì để phòng bệnh hiệu quả?

Bị dị ứng nổi mề đay kiêng gì để có thể điều trị bệnh nhanh chóng là băn khoăn của rất nhiều người mắc bệnh này. Bệnh mề đay tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh ngứa rát khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng rất cao do gãi vào các vùng da nổi mẩn. Người bị mề đay nhiều lần còn có thể để lại sẹo trên da rất mất thẩm mĩ. Vì vậy cần điều trị sớm bệnh này bằng cách dùng thuốc kết hợp với kiêng một số thực phẩm và hoạt động để bệnh nhanh dứt điểm nhất.

dị ứng nổi mề đay kiêng gì
Dị ứng nổi mề đay kiêng gì để cải thiện bệnh nhanh chóng là điều người bệnh băn khoăn

Bị dị ứng mề đay kiêng gì?

Các nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay chủ yếu là do dị ứng. Trong đó, các tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất bao gồm

  • Dị ứng thức ăn: Một số người có cơ địa dễ dị ứng với thức ăn có thể nổi mẩn đỏ, mề đay sau khi ăn các thực phẩm có tác nhân kích thích phản ứng dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa.
  • Do dị nguyên trong không khí: lông có mèo, khói bụi, mạt rệp phấn hoa, men mốc,… đều là các tác nhân gây ra bệnh mề đay
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết trở lạnh hay thời điểm dao mùa cũng có thể gây dị ứng nổi mề đay
  • Dị ứng tiếp xúc: Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, tiếp xúc với ánh mặt tròi lâu cũng có khả năng bị phát ban, sưng tấy, nổi mề đay trên da.
  • Dị ứng do côn trùng đốt: Trong nọc của côn trùng có chứa các chất độc có thể gây các phản ứng khiến da bị sưng, phù nề, khó thở, phát ban khắp người. Một số trường hợp nặng có thể bị ngất xỉu.
  • Dị ứng do thuốc: Hầu hết các loại thuốc đều có chứa một lượng nhỏ chất có thể gây dị ứng trên cơ thể. Đặc biệt là các loại thuốc như  thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc chống viêm không steroid hay  nhóm thuốc cyclin, vacxin…
  • Do uống nhiều rượu bia: Những người uống nhiều rượu bia có thể gây nóng gan và dễ kích thích các phản ứng dị ứng gây bệnh mề đay nhiều hơn.
  • Một số các tác nhân khác không do dị ứng: do di truyền, do giới tính, một số bệnh nhiễm trùng…

Với các tác nhân trên đây, vậy người bị dị ứng nổi mề đay kiêng gì? Đầu tiên người bệnh cần phải xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây dị ứng, từ đó mới có biện pháp kiểm soát và kiêng khem hợp lý, hỗ trợ điều trị bệnh mề đay nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên với những người đang bị mề đay tốt nhất đều nên hạn chế tiếp xúc với các nhân trên, đồng thời thực hiện một số điều kiêng kị sau đây để hỗ trợ giải quyết bệnh mề đay nhanh chóng hơn.

Kiêng ăn một số thực phẩm

Các thực phẩm giàu protein như hải sản gồm tôm, cua, thịt bò, cá biển và một số loại đậu, hạt chính là tác nhân hàng đầu rất dễ gây dị ứng và gây ra phản ứng nổi mề đay trên da. Nguyên nhân là do các protein trong thực phẩm khi đi vào cơ thể sẽ  kết hợp với một loại kháng thể của tế bào bạch cầu và làm vỡ tế bào này, đồng thời phóng thích chất trung gian histamin gây ra các phản ứng dị của cơ thể.

dị ứng nổi mề đay kiêng gì
Ăn hải sản nhiều có thể khiến các triệu chứng nổi mề đay trầm trọng hơn rất nhiều

Những đồ ăn quá mặn, quá ngọt hay đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng là các tác nhân có thể khiến tình trạng mề đay trầm trọng hơn nên người bệnh càn tránh xa. Bởi lúc này hệ miễn dịch đang có dấu hiệu bị suy yếu khiến việc tiếp nhận và chuyển hóa các chất béo cũng không còn được hiệu quả và dễ gây các phản ứng kích thích. Đồng thời các thực phẩm nhiều muối và đường sẽ làm kích thích dây thần kinh ngoại biên làm cho các vết mề đay lây lan nhanh và rộng hơn.

Đồ ăn cay nóng lại có thể gây tác động đến gan và làm tăng lượng độc tố được tích trữ tại cơ quan này làm tình trạng mề đay trầm trọng và lây lan nhanh hơn.

Kiêng uống rượu bia

Những người thương xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ bị nổi mề đay rất cao, nhất là với những người có cơ địa dễ dị ứng. Với những người đã đang bị mề đay thì việc dùng rượi bia càng làm tình tràng mề đay lây lan nhanh chóng hơn bởi chất Ethanol có trong loại đồ uống này sẽ tích tụ tại gan gây nóng gan tạo điều kiện cho các kích ứng phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, trong bia rượu có chứa chất cồn, chất này sẽ kích thích các phản hứng histamin gây dị ứng trên cơ thể khiến cho các vùng da mề đay sưng viêm nghiêm trọng, có thể kèm theo phát ban, ho hay sốt. Nấm men trong rượu bia cũng có thể gây kích ứng nặng nề hơn với các cơ địa đang bị mẫn cảm và có thể khiến người bị mề đay cảm thấy đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mất nước trầm trọng.

Có thể thấy người đang bị mề đay dù do các nguyên nhân bệnh nền khác nhưng vẫn nạp thêm rượu bia có thể dẫn đến tình trạng rất nguy hiểm khiến sức khỏe suy giảm, vì vậy tốt nhất người bệnh nên riêng loại đồ uống này. Bên cạnh đó, điều trị bệnh mề đay có thể phải dùng một số loại thuốc Tây hoặc Đông y, việc dùng rượu bia có thể làm giảm hiệu quả điều trị khiến thời gian chữa bệnh mề đay kéo dài rất nguy hiểm.

Kiêng gãi ngứa

Các vùng da bị phát ban, sưng tấy, nổi mẩn kèm theo ngứa rát rất khó chịu. Đấy là do cơ thể phóng thích ra histamin quá mức gây ra phản ứng ngứa. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không nên gãi vào các vùng da bị mề đay. Việc gãi sẽ khiến vùng da dễ bị trầy xước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng. Nhất là khi hệ miễn dịch của cơ thể đang rất yếu sẽ không thể chống chọi với các vi khuẩn này làm tăng nguy cơ bội nhiễm hơn.

dị ứng nổi mề đay kiêng gì
Gãi ngứa sẽ càng khiến mề đay lây lan rộng hơn đồng thời tăng nguy cơ viêm nhiễm vô cùng nguy hiểm

Ngoài ra, trong điều trị mề đay bên cạnh dùng các loại thuốc uống thì thuốc bôi cũng là một phương pháp hữu hiệu để làm dịu da, giảm kích ứng. Nhưng nếu người bệnh đã gãi và làm trầy xước da thì việc dùng các loại thuốc bôi sẽ rất hạn chế vì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên gãi vào vùng da bị nổi mề đay.

Kiêng lạm dụng thuốc

Mặc dù với những triệu chứng mề đay nặng hay mề đay mãn tính, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc. Tuy nhiên không nên vì thế mà người bệnh lạm dùng thuốc. Dùng thuốc quá liều sẽ không làm các triệu chứng bệnh nhanh hết mà ngược lại còn có thể khiến bệnh trầm trọng hơn bởi trong các loại thuốc đều có một số chất có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

Một số loại thuốc như như thuốc có thành phần là Corticoid dù được chỉ định trong điều trị mề đay nhưng nếu không hợp cơ địa hay hệ miễn dịch yếu nó vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác. Việc dùng thuốc cũng không thực sự tốt cho sức khỏe người bệnh, gây hại cho gan, thận nếu dùng quá nhiều vì vậy tốt nhất người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn mà thôi.

Kiêng dùng mỹ phẩm, sữa tắm, các loại kem bôi da

Trong các loại mỹ phẩm, sữa tắm hay các loại kem bôi da đều chứa một lượng nhỏ các hóa chất và có thể khiến kích ứng các nốt mẩn ngứa lây lan và trầm trọng hơn. Đồng thời thời điểm này da đang khá nhạy cảm nên nếu dùng các sản phẩm này sẽ càng làm da ngứa rát khó chịu hơn mà thôi.

Trong trường hợp vẫn muốn sử dụng, người bệnh nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có chứa vitamin A, vitamin C để cấp ẩm cho da đồng thời làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhưng vẫn an toàn cho da. Chú ý ưu tiên các sản phẩm thủ công có chiết xuất với thành phần chính từ thiên nhiên.

Kiêng tiếp xúc với gió và ánh nắng

Bị dị ứng nổi mề đay kiêng gì, có nên kiêng gió không cũng là điều gây nhiều tranh luận. Thực tế việc kiêng tiếp xúc với gió và ánh sáng trực tiếp của mặt trời chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên tốt nhất người bệnh vẫn nên áp dụng để hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Bởi dân gian cho rằng, nếu tiếp xúc với gió độc hay để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể làm hệ miễn dịch suy yếu, tăng cường các phản ứng kích thích khiến tình trạng viêm nhiễm do mề đay nặng nề hơn.

Kiêng tắm quá nhiều.

Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng cần kiêng cả việc tắm, tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi nếu da không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây bít tắc lô chân lông và khiến các vùng da bị mề đay viêm nhiễm nặng hơn. Đồng thời mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trên da sẽ khiến tình trạng ngứa rát khó chịu hơn rất nhiều.

Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyên rằng người bệnh nên kiêng việc tắm quá nhiều hay tắm quá lâu đặc biệt là tắm nước nóng vì có thể khiến da mất độ ẩm tự nhiên, gây ngứa ngáy nặng hơn.

Kiêng vận động mạnh

Vận động nhiều gây đổ mồ hôi sẽ khiến các vùng da tiết nhiều dầu, kết hợp với bụi bẩn gây bít tắc mồ hôi. Điều này khiến cảm giác ngứa ngáy càng bùng nổ khiến người bệnh rất khó chịu. Đặc biệt với các vùng da bị trầy xước sẽ vô cùng rát và làm tăng khả năng viêm nhiễm.

Sau vận động người bệnh cũng có xu hướng đi tắm nhiều, tắm lâu hơn khiến da bị mất độ ẩm và làm các triệu chứng mề đay thêm thêm trầm trọng.

Kiêng tiếp xúc với thú cưng và các tác nhân gây dị ứng

Lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa đều là những tác nhân rất nhỏ có thể tiếp xúc vào da và làm các phản ứng kích thích da nặng nề hơn. Vì vậy người bệnh nên tạm thời kiêng không tiếp xúc với động vật để việc điều trị mề đay nhanh chóng và hiệu quả nhất.

dị ứng nổi mề đay kiêng gì
Tiếp xúc với lông động vật khiến cho các vùng da bịu mề đay bị kích thích làm ngứa rát khó chịu hơn

Đồng thời đối với thú cưng cũng nên cho tắm rửa thường xuyên để đề phòng một số côn trùng có thể sinh sống trên da chúng và đốt gây ra bệnh mề đay thông qua việc người bế chó, mèo.

Nói tóm lại, để giải đáp câu hỏi người bị dị ứng nổi mề đay kiêng gì thì câu trả lời đơn giản nhất là kiêng các tác nhân có thể gây dị ứng cho cơ thể. Chỉ có như thế, việc điều trị bệnh mới thực sự có kết quả tốt, hạn chế tình trạng tái phát hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Chăm có sức khỏe cho người bị bệnh mề đay

Bên cạnh việc kiêng một số thực phẩm và thay đổi một số thói quen để phòng tránh bệnh tái phát, người bệnh cũng nên thay đổi một số chế độ dinh dưỡng kết hợp với một số biện pháp điều trị tại nhà để hỗ trợ việc điều trị bệnh nhanh chóng hơn.

Người bị nổi mề đay nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng giúp cải thiện bệnh mề đay nhanh chóng và hiệu quả hơn. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó chống lại các tác nhân gây dị ứng tối ưu nhất.

dị ứng nổi mề đay kiêng gì
Bổ sung vitamin A giúp làm giảm kích ứng da, tăng cường hệ miễn dịch giúp cải thiện bệnh mề đay hiệu quả

Các thực phẩm mà người bệnh nên tăng cường bổ sung như

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A là chất tham gia vào cấu tạo của da và niêm mạc đồng thời có mặt trong cả hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhờ đó bổ sung vitamin này có thể làm dịu các phản ứng kích thích đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch giúp cải thiện bệnh mề đay nhanh chóng. Các thực phẩm người bệnh nên ăn như lươn, gan bò, gan lợn, cá chép, trứng gà… Tuy nhiên nhớ chú ý ăn với một liều lượng vừa đủ bởi nếu lạm dụng quá mức có thể khiến cơ thể không kịp hấp thu và gây rối loạn tiêu hóa.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin B: Nhóm vitamin B có tác dụng giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, nhờ đó người bị mề đay ăn các thực phẩm nhiều chất này sẽ giúp giảm cảm giác ngứa rát khó chịu hơn. Các thực phẩm người bệnh nên bổ sung như các loại rau có màu xanh ( rau chân vịt, bắp cải, súp lơ..), gạo lứt, chuối, điều..
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C tham gia vào rất nhiều các phản ứng hóa sinh trong cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, mau lành vết thương, chống lại các phản ứng dị ứng hiệu quả. Người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm sau để cải thiện triệu chứng bệnh như cam, quýt, canh, bông cải, cà rốt, dâu, táo, khoai tây…

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các biện pháp mà người bệnh mề đay nên chú ý bao gồm

  • Tắm bằng nước lá thảo dược: Thay vì sử dụng các loại sữa tắm, người bệnh nên dùng một số loại thảo dược để đun làm nước tắm. Trong thành phần của các loại thảo dược thường có các chất kháng khuẩn, chống viêm sẽ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da đồng thời cũng giúp làm dịu cảm giác ngứa rát nhanh chóng. Một số loại thảo dược có thể dùng đun làm nước tắm như lá đơn đỏ, lá tía tô, lá trầu không, lá kinh giới…
  • Đắp lá thảo dược: Người bệnh có thể dùng bã lá sau khi đun nước tắm để đắp lên các vùng da bị tổn thương. Hoặc đem lá thảo dược đi sao vàng, gói trong một miếng vải mỏng rồi đắp lên các vùng da bị mề đay sẽ làm các triệu chứng này thuyên giảm nhanh chóng.
  • Không chà xát mạnh khi tắm: Chà xát mạnh vào da sẽ khiến vùng da bị tổn thương nay trầy xước và có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn. Vì vậy người bệnh chỉ nên massage nhẹ nhàng lên da khi bị mề đay mà thôi.
  • Uống nhiều nước: Người bệnh nên tăng cường uống nhiều nước, có thể thay thế bằng nước trái cây hay nước ép rau củ để tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể, cấp ẩm cho da.
  • Tập thiền, tập yoga: Thay vì các bài tập thể dục mạnh gây đổ mồ hôi, người bệnh mề đay có thể thử các bài tập thiền hay yoga vừa các tác dụng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ đào thải độc tố rất tốt.
  • Dùng một số loại thuốc bôi ngoài da: với các triệu chứng mề đay dạng nhẹ, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài da để làm dịu các kích ứng và hỗ trợ điều trị nhanh hơn. Các loại thuốc người bệnh có thể sử dụng như thuốc bôi kháng H1, thuốc có chứa menthol hay nhóm kem dưỡng ẩm giàu vitamin A. Tuy nhiên việc dùng thuốc nên cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Ổn định tâm lý: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế stress, thức khuya suy nghĩ nhiều cũng là cách cải thiện bệnh mề đay hiệu quả.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp giải đáp băn khoăn “bị dị ứng nổi mề đay kiêng gì” của người bệnh. Người bệnh nên chú ý các vấn đề này kết hợp với các phương pháp điều trị của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe tại nhà để cải thiện bệnh mề đay nhanh chóng hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không? Giải đáp

Mề đay là một bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở rất nhiều đối tượng, chủ yếu do các tác nhân dị ứng gây nên, đặc biệt thường gặp...

Nổi mề đay vào buổi sáng là do đâu? Phải làm sao?

Bệnh nổi mề đay vào buổi sáng tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, ngoại...

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay còn được gọi là mề đay do lạnh, các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát...

Nổi mề đay sau khi sinh mổ có nguy hiểm không?

Nổi mề đay sau khi sinh mổ có nguy hiểm không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Tình trạng nổi mề đay sau khi sinh mổ thường gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho sản phụ. Trường hợp mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn