Viêm xoang sàng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Viêm mũi vận mạch là gì? Có chữa được không?

Viêm xoang gây ù tai có nguy hiểm không? Làm sao hết

Viêm mũi xoang xuất tiết phù nề nguy hiểm như thế nào?

Viêm đa xoang là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm xoang chảy máu mũi: Cảnh báo nguy hiểm, chớ xem thường

11+ cách trị viêm xoang tại nhà hiệu quả theo dân gian

Viêm xoang trán: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Mổ viêm xoang: Nên hay không nên? Khi nào cần mổ?

Các loại thuốc trị viêm xoang được sử dụng phổ biến nhất

11+ cách trị viêm xoang tại nhà hiệu quả theo dân gian

Ngoài các phương pháp điều trị viêm xoang theo y học hiện đại thì hiện nay những cách trị viêm xoang tại nhà từ các thảo dược vẫn được nhiều người áp dụng. Đâu là cách trị viêm xoang tại nhà an toàn nhất? 11 mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp độc giả đẩy lùi bệnh lý này một cách dễ dàng và hiệu quả.

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc lót trong của các xoang cạnh mũi bị sưng viêm, nhiễm trùng, gây tắc nghẽn các xoang. Khi nhiễm bệnh, người bệnh sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng phiền toái như ho, đau đầu, hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức hai bên sống mũi…

Nhìn chung, để nhanh chóng cải thiện bệnh lý này, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn đối với trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người lớn tuổi hay người có thể trạng yếu.

11 cách trị viêm xoang tại nhà hiệu quả theo dân gian
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc lót trong của các xoang cạnh mũi bị sưng viêm, nhiễm trùng, gây tắc nghẽn các xoang.

11 cách trị viêm xoang tại nhà hiệu quả theo dân gian

Nhằm khắc phục nhược điểm này, nhiều người đã tin tưởng áp dụng các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính và thu được kết quả khả quan. Thêm vào đó, những loại dược liệu này rất quen thuộc, phổ biến (đa số đến từ góc vườn, gian bếp). Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi điều trị viêm xoang tại nhà bằng 11 bài thuốc dưới đây:

1. Cách trị viêm xoang tại nhà với củ nghệ

Nghệ là loại dược liệu an toàn, hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi trong quá trình điều trị viêm xoang từ xưa đến nay. Nhiều nghiên cứu cho biết hoạt chất Curcumin trong củ nghệ giúp kháng viêm, giảm đau trên các xoang ở mũi và hàm. Ngoài ra, nghệ còn có còn có khả năng phục hồi những tổn thương ở niêm mạc xoang, hỗ trợ hô hấp đồng thời tăng cường chức năng dẫn lưu xoang.

Cách trị viêm xoang tại nhà với củ nghệ
Nghệ là loại dược liệu an toàn, hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi trong quá trình điều trị viêm xoang từ xưa đến nay.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nát một củ nghệ tươi
  • Lọc lấy nước cốt để nhỏ vào 2 bên mũi
  • Có thể sử dụng nhiều lần mỗi ngày (vì nghệ tươi tương đối lành tính)

2. Dùng gừng và ngó sen

Gừng chứa hai hoạt chất Capsaicin và Piperine. Bộ đôi này có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và hạn chế sự sản sinh quá mức của các histamin gây dị ứng vô cùng thuận lợi. Ngó sen chứa nhiều Tanin và vitamin C. Đây là 2 chất chống nhiễm trùng và góp phần tăng cường sức đề kháng. Khi kết hợp với nhau, gừng và ngó sen có thể hỗ trợ khí huyết lưu thông, tăng khả năng dẫn lưu trong các xoang. Vì vậy, chúng được ứng dụng rộng rãi để chữa trị các bệnh về máu và viêm xoang.

củ gừng
Gừng có tác dụng điều trị viêm xoang vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g gừng tươi và 30g ngó sen
  • Rửa sạch gừng và ngó sen, sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát với nhau
  • Đắp hỗn hợp lên xoang hàm khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước

Lưu ý: Tránh để hỗn hợp tiếp xúc trực tiếp với mắt

3. Cách trị viêm xoang tại nhà với hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc (cứt lợn) là loại dược liệu mọc hoang thường gặp ở những miền nông thôn thanh bình. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hoạt chất Precocen I trong loài cây này có tác dụng kháng viêm, chống phù nề, rất thích hợp để điều trị viêm xoang cấp tính.

Cách trị viêm xoang tại nhà với hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc (cứt lợn) là loại dược liệu mọc hoang thường gặp ở những miền nông thôn thanh bình.

Cách 1: Rửa sạch lá cây ngũ sắc, giã nhuyễn, sau đó lấy bông gòn thấm vào nước cốt rồi nhét vào mũi 2 – 3 lần/ngày

Cách 2: Dùng ngọn và hoa ngũ sắc (đã rửa sạch) giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt, cho thêm 1 – 2 hạt muối rồi nhỏ trực tiếp vào mũi 2 – 3 lần/ngày

Cách 3: Rửa sạch phần thân của cây ngũ sắc, nấu sôi trong vòng 10 phút để xông mũi, thực hiện 3 lần/tuần

4. Dùng cây giao

Cây giao (cây càng cua, cây xương cá) là một trong những “thần dược trị viêm xoang” vô cùng hiệu nghiệm. Các hoạt chất Beta-Sitosterol, Octacosanol, Oxime, Cycloartenol và Ethanol có khả năng giảm đau, chống oxy hóa, chống co giật, đồng thời ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn. Trong Đông y, dược liệu này giúp tán ứ tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc và chỉ huyết sinh cơ. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

cây giao
Cây giao (cây càng cua, cây xương cá) là một trong những “thần dược trị viêm xoang” vô cùng hiệu nghiệm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 15 – 20 cây giao, rửa sạch, cắt thành từng đốt nhỏ rồi thả vào ấm nước để nấu sôi
  • Sau khi tắt bếp, lấy 1 tờ bìa lớn, dài khoảng 50cm cuộn thành dạng phễu rồi đưa đầu nhỏ vào bên mũi cần xông
  • Xông cho đến khi dịch trong xoang thoát hết ra ngoài
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày

Lưu ý: 

  • Vì mủ cây giao rất độc và có thể gây bỏng nên người đọc cần mang mắt kính, đeo găng tay bảo vệ khi cắt cây. Nếu bị dính mủ giao, bạn cần rửa ngay bằng nước sạch và sơ cứu kịp thời.
  • Sau khi đun nước xông từ cây giao, ấm nước này không thể nấu nước uống được nữa.

5. Cách trị viêm xoang tại nhà với lá khuynh diệp

Theo Đông y, lá khuynh diệp vị cay, tính ấm, có tác dụng tăng cường lưu thông máu huyết và làm ấm cơ thể. Với 2 hoạt chất Eucalyptol và Cineol, loại thảo dược này có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Bên cạnh đó, Eucalyptol còn giúp long đờm, hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và phù nề, tiêu diệt một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh (đặc biệt là viêm mũi dị ứng) đồng thời tăng cường sức đề kháng.

Cách trị viêm xoang tại nhà với lá khuynh diệp
Theo Đông y, lá khuynh diệp vị cay, tính ấm, có tác dụng tăng cường lưu thông máu huyết và làm ấm cơ thể.

Cách 1:

  • Nhỏ 2 – 3 giọt dầu khuynh diệp vào trong nước sôi rồi xông mũi khoảng 15 phút
  • Thực hiện 2 lần/ngày

Cách 2: 

  • Lấy 15g lá khuynh diệp khô sắc cùng 600ml 
  • Khi nước cạn còn khoảng 200ml thì để ấm rồi uống
  • Có thể thêm đường cho dễ uống
  • Dùng 1 lần/ngày

6. Dùng cây ngải cứu

Ứng dụng phổ biến nhất của cây ngải cứu trong dân gian là trừ ho, hạ sốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến công dụng chữa trị viêm xoang của loại thảo mộc này. Hoạt chất Cineol trong cây ngải cứu có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm xoang. Thêm vào đó, nó còn là vị thuốc kháng viêm, trị lở loét, mụn nhọt, giúp dẫn lưu xoang và lưu thông khí huyết vô cùng hiệu nghiệm.

cây ngải cứu
Hoạt chất Cineol trong cây ngải cứu có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm xoang.

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, đem nấu để lấy nước ngâm chân vào mỗi buổi tối. Khi khí huyết lưu thông thuận lợi, dịch ở các xoang sẽ được dẫn lưu tốt hơn, nhờ đó triệu chứng nghẹt mũi của bệnh viêm xoang sẽ thuyên giảm đáng kể.

7. Cách trị viêm xoang tại nhà với lá bạc hà

Tương tự khuynh diệp, tinh dầu bạc hà chứa nhiều hoạt chất kháng virus, vi khuẩn, có khả năng hành khí, giảm đau nhức do triệu chứng phù nề, sưng viêm tại xoang hàm. Ngoài ra, việc nhai lá bạc hà có tác dụng cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, giúp bệnh nhân ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Cách trị viêm xoang tại nhà với lá bạc hà
Tinh dầu bạc hà chứa nhiều hoạt chất kháng virus, vi khuẩn, có khả năng hành khí, giảm đau nhức do triệu chứng phù nề, sưng viêm tại xoang hàm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 15 – 20 lá bạc hà tươi hoặc mua sẵn tinh dầu bạc hà
  • Đun bạc hà với nước sôi hoặc 2 – 3 giọt tinh dầu vào nước sôi
  • Xông tinh dầu từ 10 – 15 phút, thực hiện 1 – 2 lần/ngày

Lưu ý: Vì tác dụng ức chế hô hấp, tuần hoàn nên bạc hà không được dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

8. Dùng lá lốt

Lá lốt là cây thân thảo thuộc họ hồ tiêu, dễ sống và thường mọc hoang ở nơi đất ẩm. Theo quan niệm của ngành y học cổ truyền, lá lốt là vị thuốc vị thơm, mùi cay, tính ấm, có thể giải độc, sát trùng, tán hàn, giảm đau, chữa say nắng, đau răng, tê lạnh tay chân, chống nôn ói, kích thích hệ tiêu hóa và điều trị các bệnh lý về xương khớp, viêm xoang.

lá lốt
Theo quan niệm của ngành y học cổ truyền, lá lốt là vị thuốc vị thơm, mùi cay, tính ấm, có thể giải độc, sát trùng, tán hàn, giảm đau, chữa say nắng, đau răng, tê lạnh tay chân, chống nôn ói, kích thích hệ tiêu hóa và điều trị các bệnh lý về xương khớp, viêm xoang.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g lá lốt tươi, một ít muối hạt, bông y tế
  • Rửa sạch và để ráo lá lốt
  • Trộn lá lốt với một ít muối hạt, đem giã nhuyễn hoặc xay nát
  • Chắt lấy phần nước cốt
  • Sử dụng tăm bông thoa dung dịch lên mũi 2 – 3 lần/ngày

Lưu ý: Bạn cần làm sạch 2 bên mũi trước khi thực hiện bài thuốc này.

9. Cách trị viêm xoang tại nhà với lá chanh

Với vị ngọt, tính ôn, lá chanh có tác dụng chỉ khái, hóa đàm và sát khuẩn, được dùng để chữa ho lạnh, cảm sốt (không ra mồ hôi) và hỗ trợ điều trị hen phế quản. Thêm vào đó, dân gian thường tận dụng tinh dầu có mùi thơm dễ chịu chiết xuất từ lá chanh nhằm xông hơi giải cảm.

Cách trị viêm xoang tại nhà với lá chanh
Với vị ngọt, tính ôn, lá chanh có tác dụng chỉ khái, hóa đàm và sát khuẩn, được dùng để chữa ho lạnh, cảm sốt (không ra mồ hôi) và hỗ trợ điều trị hen phế quản.

Cách 1:

  • Lấy một nắm lá chanh đem phơi khô, rửa sạch 
  • Đun sôi lá chanh trong khoảng 10 phút
  • Vớt bỏ phần lá và dùng nước lá chanh để súc miệng mỗi ngày

Cách 2:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chanh, rửa sạch và đun sôi trong vòng 10 phút
  • Dùng 1 chiếc khăn lớn trùm đầu rồi mở dần nắp nồi để hít lấy tinh dầu lá chanh
  • Thực hiện tối đa 3 lần/tuần

10. Dùng mộc nhĩ

Theo quan niệm của ngành y học cổ truyền, mộc nhĩ (nấm mèo) vị ngọt, tính bình, có tác dụng trị ho, táo bón, đau răng, cao huyết áp, suy nhược cơ thể, phòng tránh bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não. Khi kết hợp với đường phèn, mộc nhĩ có thể chữa các bệnh viêm xoang cực kỳ hiệu quả.

mộc nhĩ
Theo quan niệm của ngành y học cổ truyền, mộc nhĩ (nấm mèo) vị ngọt, tính bình, có tác dụng trị ho, táo bón, đau răng, cao huyết áp, suy nhược cơ thể, phòng tránh bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não.

Cách thực hiện:

  • Ngâm 5 – 7 cái mộc nhĩ khô trong nước nóng cho nở rồi cắt bỏ phần chân, rửa sạch và thái nhỏ
  • Hấp cách thủy mộc nhĩ với đường phèn
  • Sử dụng trong 1 tháng liên tục 

11. Trị viêm xoang tại nhà bằng phương pháp xoa bóp

Xoa bóp là một trong những cách trị viêm xoang tại nhà hiệu quả trong y học cổ truyền. Cách làm này giúp giảm đau nhức, đồng thời cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm xoang.

Cách 1: Xoa bóp phía sau đầu

  •  Đan các ngón tay của 2 bàn tay vào nhau
  • Vòng tay ra ôm phía sau cổ và hộp sọ
  • Mở rộng 2 ngón cái rồi xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng tròn nhỏ, sau đó kết hợp thư giãn cơ thể, hít thở sâu và chậm khoảng 4 – 5 giây
  • Thực hiện động tác này trong 10 phút

Cách 2: Xoa mắt và mũi

  • Nhắm mắt, đặt 2 ngón tay lên bầu mắt và xoa nhẹ nhàng 10 vòng quanh hốc mắt
  • Đặt ngón cái và ngón trỏ ở 2 bên sống mũi rồi vuốt từ trên xuống dưới 20 lần để làm nóng mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi

Một số lưu ý khi chữa bệnh viêm xoang tại nhà

Trước khi làm theo các mẹo dân gian trị viêm xoang tại nhà, người bệnh cần nắm rõ những vấn đề sau:

  • Bạn cần vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý trước khi áp dụng các cách làm trên.
  • Vì một số dược liệu trong các bài thuốc này có độc tính nhẹ nên người bệnh phải thực sự cẩn trọng trong quá trình thực hiện.
  • Hiệu quả của các bài thuốc phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và mức độ bệnh lý. Do đó, bạn cần kiên trì thực hiện từ 3 – 5 ngày để cảm nhận sự cải thiện triệu chứng. 
  • Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần dừng ngay các phương pháp này và đi khám bác sĩ để được can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xoang

Muốn đẩy lùi bệnh viêm xoang, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh cũng như xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Điều này góp phần cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, từ đó chống lại mầm bệnh từ bên trong và loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Thói quen sinh hoạt

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ với dung dịch nước muối sinh lý mỗi ngày
  • Thường xuyên dọn dẹp không gian sống
  • Mang khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa
  • Tránh xa phấn hoa, lông thú, nơi đông người, ô nhiễm, khói bụi…
  • Không tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh về đường hô hấp
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ
  • Tập thể dục thường xuyên, điều độ
Tập thể dục thường xuyên, điều độ
Việc tập thể dục thường xuyên, điều độ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm xoang.

Chế độ ăn uống

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể (2 – 3 lít/ngày) vì nước giúp loại sạch bụi bẩn đồng thời làm loãng và dẫn lưu chất nhầy trong mũi. Bệnh nhân có thể thay thế một phần nước lọc bằng nước ép trái cây hay trà thảo mộc
  • Cho thêm những loại gia vị mang đặc tính kháng viêm tự nhiên (tỏi, gừng, hành, nghệ…) vào món ăn thường ngày
  • Hạn chế uống nước đá, cà phê, rượu bia, ăn đồ lạnh cùng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, thịt bò… và các sản phẩm từ sữa

11+ cách trị viêm xoang tại nhà hiệu quả theo dân gian phía trên vừa ít gây tác dụng phụ vừa mang lại hiệu quả nếu kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa đáp ứng ở từng người. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, bác sĩ uy tín để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị.

Cùng chuyên mục

Viêm xoang trán: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Viêm xoang trán: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Viêm xoang trán đặc trưng bởi các hốc xoang ở phía sau trán và mắt bị viêm nhiễm. Bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời...

Ưu, nhược điểm của phương pháp mổ viêm xoang

Mổ viêm xoang: Nên hay không nên? Khi nào cần mổ?

Mổ viêm xoang (còn được gọi là phẫu thuật xoang mũi) được tiến hành để khắc phục các triệu chứng phiền toái như thường xuyên đau đầu, chóng mặt, chảy...

viêm xoang bướm

Viêm xoang bướm là gì? Dấu hiệu, Chẩn đoán, Điều trị

Viêm xoang bướm là một loại viêm xoang phổ biến. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị...

Viêm đa xoang là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm đa xoang là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm đa xoang là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, nguyên nhân chính dẫn đến viêm đa xoang là do cấu tạo của các xoang thông với nhau,...

Viêm mũi vận mạch là gì? Có chữa được không?

Viêm mũi vận mạch là gì? Có chữa được không?

Viêm mũi vận mạch là bệnh lý tương đối xa lạ đối với chúng ta. Triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi của tình trạng này rất dễ...

Viêm xoang sàng là gì?

Viêm xoang sàng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Viêm xoang sàng xuất hiện khi niêm mạc xoang sàng bị viêm nhiễm. Bệnh hình thành, làm ứ đọng và bít tắc dịch mủ đồng thời gây áp lực lên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn